Dễ hiểu giải Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo bài 2: Em biết ơn người có công với quê hương, đất nước

Giải dễ hiểu bài 2: Em biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. EM BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

KHỞI ĐỘNG

Nghe/hát bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn) và thực hiện yêu cầu

- Chia sẻ những điều em biết về chị Võ Thị Sáu

- Lòng biết ơn chị Võ Thị Sáu được thể hiện như thế nào qua bài hát trên

Giải nhanh:

- Võ Thị Sáu (1933 – 23/1/1952)

+ Nữ du kích trong Chiến tranh Việt-Pháp ở Việt Nam, mưu sát sĩ quan Pháp, người Việt cùng thực dân Pháp tại miền Nam.

+ Liệt nữ Anh hùng hy sinh trong chiến tranh.

- Qua bài thơ trên, tác giả thể hiện lòng biết ơn, tự hào.

KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI

1. Đọc cuộc trò chuyện sau và trả lời câu hỏi

- Theo em, vì sao cần tổ chức các hoạt động kỉ niệm vào ngày 27 tháng 7? 

- Em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. 

Giải nhanh:

- Ngày 27/7: Kỉ niệm Thương binh - Liệt sĩ, tri ân anh hùng.

- Hoạt động thể hiện lòng biết ơn:

+ Viếng nghĩa trang, viết thư, thăm cựu chiến binh.

+ Học tập, rèn luyện tốt.

2. Quan sát các tranh và thực hiện yêu cầu

- Nêu lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước của các bạn trong tranh 

- Kể thêm những lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. 

Giải nhanh:

a, Lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn:

- Tranh 1: Chào hỏi, bày tỏ ngưỡng mộ khi gặp mặt người có công với đất nước.

- Tranh 2: Viếng tượng đài anh hùng liệt sĩ.

- Tranh 3: Đọc sách tìm hiểu về người đó.

- Tranh 4: Giúp đỡ người thương, bệnh binh, gia đình anh hùng liệt sĩ.

- Tranh 5: Bày tỏ lòng biết ơn và tìm hiểu khi thăm bảo tàng.

- Tranh 6: Vẽ tranh, viết thư thăm hỏi người lính, thầy cô nơi đảo xa.

b, Một số việc làm khác: 

- Tình nguyện, đóng góp công sức hỗ trợ gia đình liệt sĩ.

- Tham gia thi Tìm hiểu người có công với đất nước.

- Học tập tốt, trở thành con ngoan trò giỏi để noi gương anh hùng. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhận xét các ý kiến sau

- Ý kiến 1: Nói lời cảm ơn người có công với quê hương, đất nước là thể hiện lòng biết ơn đối với họ

- Ý kiến 2: Chỉ thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước vào ngày lễ kỉ niệm

- Ý kiến 3: Phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích cho đất nước cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công đối với quê hương đất nước

- Ý kiến 4: Quan tâm giúp đỡ gia đình, những người có công với quê hương đất nước là trách nhiệm riêng của chính quyền

- Ý kiến 5: Thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng thái độ chân thành, tôn trọng

- Ý kiến 6: Nhắc nhở người khác có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước là trách nghiệm của người lớn

Giải nhanh:

- Ý kiến 1: Đồng tình. Biết ơn bằng lời cảm ơn là cách thể hiện trân trọng người có công với quê hương, đất nước.

- Ý kiến 2: Không đồng tình. Lòng biết ơn nên thể hiện thường xuyên, không chỉ vào dịp lễ.

- Ý kiến 3: Đồng tình. Phấn đấu học tập và rèn luyện là cách tri ân người có công với đất nước.

- Ý kiến 4: Không đồng tình. Giúp đỡ gia đình và người có công là trách nhiệm chung của cộng đồng.

- Ý kiến 5: Đồng tình. Thái độ chân thành, tôn trọng thể hiện lòng biết ơn người có công.

- Ý kiến 6: Đồng tình. Nhắc nhở thế hệ sau biết ơn người có công là trách nhiệm của người lớn.

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao? 

1. Biết tin một em nhỏ học cùng trưởng có bố mẹ đã mất khi tình nguyện tham gia phòng chống dịch bệnh, Bin  nói với Cốm: “Mình cùng giúp đỡ em nhỏ này nhé!”. Cốm đáp: “Không. Đó không phải cách thể hiện lòng biết ơn” 

2. Na vừa quen một người nước ngoài mới đến sống cùng khu phố. Na quyết định tìm hiểu và giới thiệu với bạn về một số nghệ nhân ở quê mình. 

3. Nhân dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), khu phố của Bin tổ chức thăm hỏi các gia đình có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bin đã phép bố mẹ cùng tham gia. 

Giải nhanh:

1. Không đồng ý với Cốm. Giúp đỡ gia đình người có công là đền ơn đáp nghĩa.

2. Đồng ý với Na. Giới thiệu nghệ nhân quê hương là thể hiện lòng biết ơn và quảng bá di sản.

3. Đồng ý Bin. Thăm hỏi gia đình cựu chiến binh là thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng. Tham gia cùng bố mẹ thể hiện sự quan tâm, tích cực ghi nhớ lịch sử.

Câu 3: Xử lí tình huống:

Tình huống 1: Lan sống với mẹ vì bố đang công tác ở đảo xa. Na rủ các bạn trong lớp đến giúp đỡ, động viên gia đình Lan. Tuy nhiên, Bin lại không đồng tình cho rằng điều này không cần thiết

Nếu là bạn của Bin, em sẽ làm gì

Tình huống 2: Nhân dịp sinh nhật Tin, bố tặng Tin quyển sách Anh hùng tuổi nhỏ đất Việt. Tin nói với Cốm: “Quyển sách này không hấp dẫn nên mình chưa đọc”.

Nếu là Cốm, em sẽ làm gì? 

Tình huống 3: Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), nhà trường tổ chức buổi giao lưu với các cựu chiến binh. Trong lúc các bạn đang say sưa nghe kể chuyện lịch sử, Tin thì thầm với Bin: “Đấy toàn là chuyện của người lớn. Mình xem truyện tranh đi Bin!”. 

Nếu là Bin, em sẽ làm gì

Tình huống 4: Khối lớp 5 tổ chức một buổi hoạt động trải nghiệm tại đền thở liệt sĩ địa phương. Trong lúc các bạn đang tích cực tham gia hoạt động thì Cốm lại rủ Na trốn ra ngoài chơi

Nếu là Na, em sẽ làm gì?

Giải nhanh:

Tình huống 1: Nếu là bạn của Bin, em có thể thuyết phục Bin bằng cách giải thích rằng việc giúp đỡ và động viên gia đình Lan là một cách thể hiện lòng quan tâm và sự ủng hộ đối với bạn cùng lớp. Em có thể nhắc Bin rằng trong những lúc khó khăn, sự đoàn kết và giúp đỡ của mọi người rất quan trọng và có thể mang lại niềm vui và sự động viên cho người khác.

Tình huống 2: Nếu là Cốm, em có thể lắng nghe quan điểm của Tin và hỏi thăm về lý do Tin cảm thấy sách không hấp dẫn. Sau đó, em có thể đề xuất cho Tin cùng thảo luận và chia sẻ ý kiến với bố để tìm hiểu thêm về nội dung và giá trị của cuốn sách. Em có thể khuyến khích Tin đọc ít nhất một phần của sách trước khi đưa ra nhận xét cuối cùng.

Tình huống 3: Nếu là Bin, em có thể trò chuyện với Tin và thử thuyết phục Tin rằng nghe kể chuyện lịch sử từ các cựu chiến binh là một cơ hội để tìm hiểu và học hỏi về quá khứ của đất nước. Em có thể đề nghị Tin tham gia nghe kể chuyện lịch sử trước khi xem truyện tranh, và sau đó cùng nhau trao đổi và thảo luận về nội dung và ý nghĩa của những gì đã nghe.

Tình huống 4: Nếu là Na, em có thể giải thích cho Cốm rằng tham gia hoạt động tại đền thờ liệt sĩ là một cách để hiểu và tôn vinh những người đã hy sinh cho đất nước. Em có thể khuyến khích Cốm tham gia và chia sẻ trải nghiệm cùng các bạn trong lớp. Nếu Cốm không đồng ý, em có thể đề nghị Cốm tham gia một phần của hoạt động trước khi cùng nhau ra ngoài chơi sau đó.

VẬN DỤNG

Câu 1: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

- Sưu tầm hình ảnh và đóng góp của các Danh nhân văn hoá thể giới của Việt Nam. 

- Chia sẻ với các bạn về những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn các Danh nhân văn hoá thể giới của Việt Nam

Giải nhanh:

a, Sưu tầm một số hình ảnh: 

Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao “kép” trên bầu trời nhân  loại | VOV2.VN

Chu Văn An: Tấm gương sáng về đạo làm người, đạo làm thầy và đạo học

b, Thể hiện lòng biết ơn Danh nhân văn hóa Việt Nam:

- Nghiên cứu, chia sẻ thông tin về Danh nhân.

- Tham quan địa điểm liên quan, thúc đẩy du lịch văn hóa.

- Hỗ trợ hoạt động, sự kiện về Danh nhân.

Câu 2: Viết một bức thư gửi các chiến sĩ nơi đảo xa nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam (22/12)

Giải nhanh:

.....ngày ...tháng...năm.......

Hôm nay cháu viết thư này gửi đến các chú bộ đội lời chúc sức khỏe và tình cảm chân thành từ sâu trong mỗi trái tim học sinh, mong các chú thật khỏe mạnh để cầm chắc súng bảo vệ một phần máu thịt của quê hương, của đất nước. Theo chúng cháu, được biết, hiện nay các chú đã rất vất vả và căng thẳng đối với việc của bộ đội nên làm là bảo vệ vùng biển đảo quê hương Tổ quốc chúng ta. Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi, quanh năm vẫn chập chùng sóng vỗ to lớn ấy, chúng cháu biết các chú phải đương đầu với nhiều thử thách khó khăn: sự khắc nghiệt của khí hậu, sự thiếu thốn về vật chất tinh thần của mọi người, sự cô đơn buồn bã của các chú giữa đêm khuya vắng lặng… nhưng các chú cũng đừng buồn nhé! Rất nhiều và rất nhiều, vì chính cái lẽ đó chúng cháu rất cảm phục và ngưỡng mộ sự hy sinh thầm lặng của các chú bộ đội – những người con thiêng liêng của Tổ quốc. Từ cái sự cảm phục đó, từ nơi hậu phương đất liền của chúng cháu đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực để thi đua cùng các chú ngoài đảo xa như thi đua học tốt đạt nhiều điểm 10 tặng các chú đang bảo vệ đất nước. Ở các buổi chào cờ thì chúng cháu được nghe thầy cô giáo kể nhiều về ý nghĩa ngày 22-12 đó chính là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, được tìm hiểu về nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng… Trường chúng cháu cũng đã phát động nhiều phong trào như: quyên góp ủng hộ vì Trường Sa, quyên góp mua máy radio, đàn guitar, viết thư cho các chú bộ đội ở Trường Sa… Và cháu cũng cố gắng đạt nhiều bông hoa điểm tốt để cho đất nước càng ngày càng tươi đẹp hơn.

Cuối thư, cháu xin chúc các chú thật khỏe mạnh để giữ gìn biển đảo. Cháu hứa sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để mai sau trở thành một người bộ đội xây dựng cho đất nước tươi đẹp hơn. Cháu ngoan của chú!


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác