Dễ hiểu giải Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo bài 1: Người có công với quê hương đất nước
Giải dễ hiểu bài 1: Người có công với quê hương đất nước. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1. NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
KHỞI ĐỘNG
Nghe/hát bài hát Kim Đồng (nhạc và lời: Phong Nhã) và thực hiện yêu cầu:
- Em biết gì về nhân vật trong bài hát
- Nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát này.
Giải nhanh:
- Nhân vật Kim Đồng:
+ Là giao liên, đưa đón Việt Minh, chuyển thư từ.
+ Hy sinh anh dũng khi bảo vệ cán bộ (14 tuổi).
- Cảm nhận: xúc động, biết ơn.
KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI
1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- Nêu đóng góp của các nhân vật trong tranh với quê hương, đất nước.
- Kể thêm tên và đóng góp của người có công với quê hương, đất nước
Giải nhanh:
a, Đóng góp:
- Hai Bà Trưng: Khởi nghĩa giành độc lập, xây dựng chính quyền, xá thuế cho dân 3 quận (2 năm).
- Lý Thái Tổ: Dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, phát triển nhà nước phong kiến, mở ra giai đoạn mới.
- Trần Quốc Toản: Chỉ huy quân đội chiến đấu chống quân Nguyên, góp phần giải phóng Thăng Long.
- Võ Thị Sáu: Nữ trinh sát đội công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị bị bắt, hi sinh vì độc lập.
- Trần Đại Nghĩa: Nhà khoa học quân sự (chế tạo vũ khí), có công trong kháng chiến.
- Tôn Thất Tùng: Cha đẻ phương pháp "cắt gan có kế hoạch", cống hiến cho ngành y.
b, Một số người khác:
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
+ Xây dựng quân đội hùng mạnh, đánh thắng Pháp, Mỹ.
+ Có công trong học thuyết quân sự Việt Nam.
- Nhạc sĩ Văn Cao:
+ Sáng tác Quốc ca Việt Nam, nhạc sĩ lớn.
+ Là chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ có nhiều tác phẩm giá trị.
2. Đọc câu chuyện “MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG” và trả lời câu hỏi:
- Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước?
- Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
Giải nhanh:
- Đóng góp:
+ Nuôi giấu cán bộ, thức canh họp quan trọng.
+ Gia đình hy sinh vì độc lập dân tộc.
- Biết ơn vì:
+ Tri ân người có công, xây dựng đất nước.
+ Sống tốt để xứng đáng với sự hy sinh.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nhận xét các ý kiến sau
- Ý kiến 1: Chỉ có người đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước mới là người có công.
- Ý kiến 2: Người có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều là người có công.
- Ý kiến 3: Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước.
- Ý kiến 4: Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Giải nhanh:
- Ý kiến 1: Không chính xác. Đóng góp đa dạng hình thức, mức độ. Đóng góp nhỏ và lớn đều có công.
- Ý kiến 2: Chính xác. Đóng góp ở lĩnh vực nào cũng là người có công (Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ...). Ảnh hưởng tích cực => người có công.
- Ý kiến 3: Chính xác. Người tham ô, lạm dụng quyền lực => vi phạm, gây hại cho nhân dân và đất nước.
- Ý kiến 4: Chính xác. Biết ơn với người xây dựng, phát triển đất nước là cần thiết vì họ tạo ra điều tốt và cải thiện cuộc sống.
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây?
Giải nhanh:
- Bức tranh 1: Đồng tình trân trọng nhà khoa học vì đó là phát minh, sáng kiến giúp sống tốt hơn.
- Bức tranh 2: Đồng tình trân trọng dân tộc ít người vì họ cống hiến bảo vệ, xây dựng Tổ quốc (Anh hùng Núp – dân tộc Ba Na).
- Bức tranh 3: Đồng tình tự hào nhà giáo ưu tú. Vì họ đóng góp sự nghiệp trồng người, phát triển mầm non đất nước
- Bức tranh 4: Không đồng tình. Nghệ nhân quan họ có công đóng góp văn hoá.
Câu 3: Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Cụ nội của Na được truy tặng Huân chương Kháng chiến. Na định kể về cụ trong bài viết “Kể về người có công với quê hương em”. Khi Na chia sẻ điều này với Cốm, Cốm nói: “Cụ không được nhiều người biết, bạn bên chọn một anh hùng nổi tiếng”,
- Em có đồng ý với Cốm không?
- Nếu là Na, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Hôm nay, Bin và em trai được bố dẫn đi khám sức khỏe tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Em Bin hỏi bố: “Phạm Ngọc Thạch là ai ạ? Tại sao lại lấy tên ông đặt cho bệnh viện ạ?” Bố quay sang nhìn Bin: “Con giải thích cho em được không?”.
Nếu là Bin, em sẽ nói gì?
Giải nhanh:
a, Tình huống 1: Em không đồng tình với ý kiến của Cốm
Nếu là Na, Na có thể trả lời Cốm một cách tự tin và tự hào về cụ nội của mình. Na có thể nói rằng việc truy tặng Huân chương Kháng chiến cho cụ nội là một minh chứng rõ ràng về đóng góp và công lao của cụ trong cuộc kháng chiến. Không cần phải chọn một anh hùng nổi tiếng, cụ nội đã có công với quê hương và đất nước, và Na muốn chia sẻ về câu chuyện đáng tự hào đó.
b, Tình huống 2:
Bin có thể kể về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch: Phạm Ngọc Thạch (1909–1968) là một nhà khoa học y khoa Việt Nam, giáo sư, tiến sĩ khoa học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học
VẬN DỤNG
Câu 1: Lập danh sách và chia sẻ với bạn về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em?
Giải nhanh:
Chọn những người tại địa phương em:
a, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Xây dựng quân đội hùng mạnh, đánh thắng Pháp, Mỹ.
- Hình thành học thuyết quân sự độc đáo.
b, Nhạc sĩ Văn Cao
- Sáng tác Quốc ca Việt Nam "Tiến quân ca".
- Nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn trong nền tân nhạc Việt Nam.
- Là chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ.
c, Bác sĩ Tôn Thất Tùng
- Thành công phương pháp "cắt gan có kế hoạch".
- Bác sĩ nổi tiếng về gan và giải phẫu.
- Cống hiến suốt đời cho y học.
d, Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ
- Có con cháu hy sinh nhiều nhất trong hai cuộc kháng chiến.
- Được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.
e, Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính
- Nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.
- Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch MTTQ Việt Nam.
- Nhà giáo Nhân dân, tác giả sách giáo khoa toán.
f, Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Công ty sữa Việt Nam Vinamilk
- Đưa Vinamilk thành thương hiệu sữa lớn, lọt top 200 châu Á.
- Mục tiêu đưa Vinamilk đạt doanh thu 3 tỷ USD, top 50 thế giới.
Câu 2: Sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước.
Giải nhanh:
Bài thơ: Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Tác giả: Nguyễn Đức Toàn)
Mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau
Người thiếu nữ ấy như mùa xuân
Chị đã dâng cả cuộc đời
Để chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước
Chị Sáu đã hi sinh rồi
Giọng hát vẫn như còn vang dội
Vào trái tim những người đang sống
Giục đi lên không bao giờ lùi!
Dù hoa Lê-ki-ma nở
Mồ xanh vẫn còn nức nở
Khi đất nước vẫn chia làm hai miền
Đêm đến bao giờ sáng
Cho hoa kia nở
Mùa xuân lan tràn xứ sở
Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu
Người nữ anh hùng
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận