Đáp án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
Đáp án bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 10: KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1. THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ
Câu 1: Trong bản tin dự báo thời tiết thường có dự báo về độ ẩm của không khí (hình 10.1). Điều đó chứng tỏ trong không khí chứa chất gì? Chất đó được tạo ra từ đâu?
Đáp án chuẩn:
- Điều đó chứng tỏ trong không khí có chứa hơi nước.
- Dưới tác động của gió và ánh sáng mặt trời, lượng nước từ các sông hồ ao suối, biển, đại dương có thể bốc hơi và bay vào không khí. Nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh và hỗn loạn khiến lượng hơi nước phát tán vào không khí càng nhiều hơn.
Câu 2: Quan sát biểu đồ hình 10.2, em hãy cho biết không khí là một chất hay hỗn hợp nhiều chất.
Đáp án chuẩn:
Không khí là hỗn hợp nhiều chất: gồm nitrogen, oxygen, carbon dioxide, argon. hơi nước và một số chất khí khác.
Câu 3: Không khí có duy trì sự cháy và sự sống không? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Không khí có duy trì sự cháy và sự sống. DO trong không khí có chứa oxygen, mà chính oxygen duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 4: Tỉ lệ thể tích khí oxygen và nitrogen trong không khí là bao nhiêu?
Đáp án chuẩn:
Trong không khí thể tích khí oxygen là 21% vfa nitrogen là 78%.
Câu 5: Quan sát thí nghiệm (hình 10.3), nếu úp ống thuỷ tinh vào ngọn nến đang cháy thì ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích.
Đáp án chuẩn:
Ngọn nến sẽ không tiếp tục cháy do khi nến cháy, lượng oxi trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt đi.
Câu 6: Sau khi ngọn nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? Giải thích.
Đáp án chuẩn:
Khi đặt ống thủy tinh úp lên nến đang cháy, ngọn lửa làm nóng không khí bên trong, khiến nó nở ra và tăng áp suất trong cốc. Áp suất tăng đẩy không khí ra khỏi miệng cốc. Khi nến tắt, nhiệt độ không khí giảm, không khí co lại và áp suất trong ống thủy tinh giảm. Áp suất bên ngoài cốc cao hơn sẽ đẩy nước vào trong ống, chiếm chỗ của không khí bị mất đi. Lượng nước dâng lên trong ống thủy tinh bằng với thể tích oxy đã bị tiêu thụ trong quá trình cháy.
Câu 7: Từ kết quả thí nghiệm, xác định phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. So sánh với kết quả trong biểu đồ hình 10.2.
Đáp án chuẩn:
Nước dâng lên chiếm khoảng 1/5 thể tích ống nên phần trăm thể tích oxygen trong không khí là 20%. Kết quả này gần giống với kết quả trong biểu đồ hình 10.2.
2. VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN
Câu 1: Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết không khí có vai trò gì trong cuộc sống
Đáp án chuẩn:
- Cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu nhằm tạo ra năng lượng. | - Cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên. | - Có ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất. | - Là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen. | - Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng có ích giúp cây sinh trưởng và phát triển. |
3. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Câu 1: Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? Không khí lúc đó có đặc điểm gì?
Đáp án chuẩn:
Em đã từng ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm.
Đặc điểm: mùi khó chịu, mờ không nhìn rõ, da và mắt thấy khó chịu kích ứng, hô hấp khó khăn,...
Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra
Đáp án chuẩn:
- Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông.
- Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
- Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và sản xuất lâm - nông nghiệp.
- Động vật phải di cư, bị tuyệt chủng.
- Gây bệnh nguy hiểm cho con người, có nguy cơ gây tử vong.
- Làm hỏng cảnh quan tự nhiên và các công trình xây dựng.
4. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Câu 1: Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí
Đáp án chuẩn:
Nguồn gây ô nhiễm: cháy rừng, núi lửa, khí thải nhà máy, khí thải động cơ xe cộ tham gia giao thông, rác thải,...
Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí
Đáp án chuẩn:
Chất gây ô nhiễm: tro; bụi; carbon monoxide, carbon dioxide. sulfur dioxide và các nitrogen oxide, bụi mịn,...
Câu 3: Quan sát các hình 10.6 đến 10.11, em hãy điền thông tin theo mẫu bảng 10.1
Đáp án chuẩn:
Nguồn gây ô nhiễm không khí | Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm? | Chất chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí |
Cháy rừng | Con người/tự nhiên | Tro, khói, bụi |
Núi lửa | Tự nhiên | Sulphur dioxide |
Nhà máy nhiệt điện | Con người | Tro, bụi |
Phương tiện giao thông chạy xăng, dầu | Con người | Bụi, khói |
Đốt rơm dạ | Con người | Bụi, khói |
Vận chuyển vật liệu xây dựng | Con người | Bụi |
5. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Câu 1: Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều dó chúng ta cần phải làm gì?
Đáp án chuẩn:
Tình trạng ô nhiễm không khí có thể giảm xuống.
Chúng ta cần phải hạn chế các phương tiện chạy bằng xăng, dầu; trồng nhiều cây xanh; dọn dẹp nhà cửa; không vứt rác thải bừa bãi;...
Câu 2: Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục
Đáp án chuẩn:
- Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp.
Biện pháp: các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp nên được chuyển ra ngoài thành phố và khu dân cư.
- Khí thải. Biện pháp: xây dựng hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Vật liệu xây dựng. Biện pháp: che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển.
- Cháy rừng. Biện pháp: trồng thêm nhiều cây xanh.
Câu 3: Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình
Đáp án chuẩn:
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, em cần: cần dọn dẹp ngay để đảm bảo vệ sinh; đeo khẩu trang; di chuyển đến các khu vực thoáng khí trong lành;...
BÀI TẬP
Câu 1: Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là gì? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Đáp án chuẩn:
- Nguồn gây ô nhiễm: cháy rừng, núi lửa, khí thải nhà máy, khí thải động cơ xe cộ tham gia giao thông, rác thải,...
- Biện pháp:
+ Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư.
+ Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường,
+ Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ,...
+ Che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển vật liệu xây dựng.
+ Trồng thêm nhiều cây xanh.
Câu 2: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người? Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc nơi ở của em.
Đáp án chuẩn:
- Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí:
+ Sulfur dioxide làm gia tăng hô hấp, khó thở.
+ Nitơ dioxit gây ra hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.
+ Carbon monoxit làm giảm oxy trong máu, tổn thương thần kinh.
+ Bụi mịn gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim và đột quỵ.
+ Chlorofluoro carbons gây bệnh ung thư da, các bệnh về mắt ở người.
+ Amoniac có khả năng ăn mòn và độc hại, có thể gây hại cho người.
- Một số biện pháp bảo vệ không khí:
+ Đảm bảo vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí trong phòng:
+ Mở cửa thông gió trong vòng vài lần trong ngày.
+ Không hút thuốc trong nhà.
+ Hạn chế khi sử dụng hoá chất.
Câu 3: Em hãy giải thích vì sao lượng oxygen trong không khí hầu như không đổi mặc dù hàng ngày con người dùng rất nhiều oxygen cho nhu cầu hô hấp và sản xuất trong công nghiệp.
Đáp án chuẩn:
Do các loài thực vật thực hiện quang hợp đã tạo ra O2 và nhờ đó mà oxygen luôn được cung cấp.
Câu 4: Thiết kế một áp phích ở dạng tranh cổ động để tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường không khí nơi ở của mình.
Đáp án chuẩn:
HS tự thực hiện.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận