Đáp án Khoa học 5 Kết nối bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

Đáp án bài 26: Phòng tránh bị xâm hại. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Khoa học 5 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 26. PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

Mở đầu: Hãy kể tình huống cảm thấy không an toàn mà em đã trải qua hoặc em biết.

Đáp án chuẩn:

Em đi một mình vào buổi tối cảm thấy có người lạ đi theo em suốt dọc đường.

1. CẢM GIÁC AN TOÀN VÀ QUYỀN ĐƯỢC AN TOÀN

Hoạt động khám phá

Câu 1: Quan sát từ hình 1 đến hình 4 và cho biết: 

- Những biểu hiện cảm xúc của các bạn trong hình. 

- Bạn nào an toàn? Bạn nào đang bị xâm hại đến sự an toàn của cá nhân?

Đáp án chuẩn:

+ Hình 1: Cảm xúc tò mò

+ Hình 2: Cảm xúc sợ hãi

+ Hình 3: Cảm xúc vui vẻ

+ Hình 4: Cảm xúc sợ hãi

- Bạn hình 3 an toàn. Bạn hình 1, 2, 4 đang bị xâm hại đến sự an toàn của cá nhân

Câu 2: Theo em, bạn cần làm gì để đảm bảo quyền được an toàn, phản đối mọi sự xâm hại trong những tình huống ở các hình 1, 2, 3, 4? 

Đáp án chuẩn:

- Bạn cần chặn tài khoản và không liên hệ với họ nữa

- Bạn cần báo ngay với người lớn

- Bạn cần hét to để mọi người tới giúp và nói cho người lớn, cảnh sát.

Luyện tập, vận dụng 

Câu 1: Liên hệ thực tế, nói với bạn về những tình huống em cảm thấy an toàn và không an toàn. 

Đáp án chuẩn:

Tình huống cảm thấy an toàn:

  1. Ở nhà với gia đình.

  2. Điều hành trong môi trường trường học, cùng với giáo viên và bạn bè.

Tình huống không an toàn:

  1. Khi phải ở một mình trong nhà hoặc ra ngoài đường mà không có sự giám sát của người lớn.

  2. Khi phải gặp gỡ hoặc tương tác với người lạ mà không có sự hiện diện của người thân hoặc người giám sát.

Câu 2: Chia sẻ những việc em cần làm để đảm bảo quyền được an toàn của mình và phản đối mọi sự xâm hại. 

Đáp án chuẩn:

+ Luôn thông báo cho người lớn hoặc những người tin cậy khi gặp phải tình huống không an toàn hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

+ Không đi ra khỏi nhà một mình hoặc vùng khu vực không quen thuộc 

2. NHỮNG NGUY CƠ DẪN ĐẾN BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Hoạt động khám phá: 

Câu 1: Quan sát các tình huống từ hình 5 đến hình 8 và cho biết những nguy cơ nào có thể dẫn đến bị xâm hại tình dục. Vì sao?

Đáp án chuẩn:

- Hình 5: Người lạ xin vào nhà khi không có bố mẹ ở nhà

- Hình 7:  Người phụ nữ nhòm vào nhà vệ sinh nam và có hành động khả nghi

- Hình 8: Bạn còn nhỏ mà người đàn ông nhờ bê đồ cùng vào nhà

Câu 2: Từ những tình huống ở hình 5, 6, 7 và 8, hãy nêu những việc làm để phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục. 

Đáp án chuẩn:

- Hình 5: Không mở cửa cho người lạ vào nhà .

- Hình 7: Cần tìm người lớn đi cùng

- Hình 8: Từ chối lịch sự yêu cầu đó và chạy về nhà ngay lập tức

Luyện tập, vận dụng

Câu 1: Kể những tình huống khác có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục mà em biết. 

Đáp án chuẩn:

  • Khi đi một mình vào những nơi vắng vẻ, đặc biệt là vào buổi tối.

  • Tiếp xúc với người lạ qua các ứng dụng trò chuyện, mạng xã hội hoặc trò chơi trực tuyến.

Câu 2: Lựa chọn một tình huống, đóng vai thể hiện cách ứng phó trong tình huống có nguy cơ bị xâm hại. 

Đáp án chuẩn:

Tình huống: “Khi em đang trên đường về nhà từ trường, một người lạ tiếp cận và đề nghị đưa em về nhà. Trong tình huống này, em từ chối lời đề nghị và tìm cách tìm sự giúp đỡ từ người lớn tin cậy như cảnh sát, giáo viên hoặc bố mẹ.”

3. NHỮNG NGƯỜI ĐÁNG TIN CẬY

Hoạt động khám phá: 

Câu 1: Hãy sắp xếp các tình huống từ hình 9 đến hình 12 vào hai cột theo gợi ý 

Đáp án chuẩn:

Bí mật có thể giữ kín

Bí mật cần được chia sẻ

Cơ thể bên trong

Vẻ bề ngoài, sự nỗ lực học tập

Hình ảnh cá nhân

 

Người lạ rủ đi chơi

 

Câu 2: Những thành viên nào trong gia đình, ở trường học là người luôn sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ sự an toàn của em? Trong đó, ai là người mà em có thể chia sẻ về bí mật của mình?

Đáp án chuẩn:

Bố và mẹ, anh, chị hoặc các người anh, chị, thầy cô giáo, bạn bè là những người có thể sẵn lòng giúp đỡ và bảo vệ sự an toàn của em

- Mẹ là người  mà em có thể chia sẻ về bí mật của mình

Luyện tập, vận dụng

Câu 1: Nếu ở trong các tình huống từ hình 9 đến hình 12, em có thể chia sẻ với những ai? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Em có thể chia sẻ với bố mẹ vì họ là người đầu tiên em có thể nương tựa và tìm sự bảo vệ khi cần.

Câu 2: Lập danh sách những người đáng tin cậy đối với em theo gợi ý: tên, mối quan hệ với em. 

Đáp án chuẩn:

  1. Ngô Minh Anh: Cha

  2. Nguyễn Thúy Loan: Mẹ

  3. Ngô Thế Huân: Anh trai

  4. Ngô Minh Hạnh: Chị gái

  5. Nguyễn Quốc Trí: Bạn

4. THỰC HÀNH ĐƯA RA YÊU CẦU GIÚP ĐỠ KHI GẶP TÌNH HUỐNG KHÔNG AN TOÀN

Hoạt động khám phá: 

Câu 1: Quan sát tình huống ở hình 13 và cho biết: 

- Bạn gái đang gặp phải tình huống gì? Tình huống đó có thể dẫn đến nguy cơ gì? - Bạn gái đã làm như thế nào để giữ an toàn cho bản thân? 

Đáp án chuẩn:

- Bạn gái bị một người lạ yêu cầu làm quen và bảo bạn phải giữ bí mật. Tình huống đó có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại 

- Bạn gái đã nói chuyện với cô và xin cô lời khuyên để giữ an toàn cho bản thân

Câu 2: Theo em, bạn gái có thể nhờ sự giúp đỡ của những ai khác nữa?

Đáp án chuẩn:

 Bạn gái có thể nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ, anh chị, ông bà,..

Luyện tập, vận dụng

Câu 1: Quan sát các tình huống ở hình 14, 15 và thảo luận:

- Các bạn có thể gặp phải nguy cơ nào?

- Nếu em là bạn trong tình huống đó, em sẽ làm gì? 

Đáp án chuẩn:

- Các bạn có thể gặp phải nguy cơ bị xâm hại

- Em sẽ từ chối ngay và nói với những người em tin tưởng hoặc cảnh sát. 

Câu 2: Từ các tình huống trên, thực hành đóng vai đưa ra yêu cầu giúp đỡ khi gặp tình huống không an toàn.

Đáp án chuẩn:

"Cháu chào cô ạ, cháu đang cần sự giúp đỡ ạ. Cô có thể vui lòng giúp cháu gọi điện cho cha mẹ được không ạ?"


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác