Lý thuyết trọng tâm Khoa học 5 Kết nối bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học 5 kết nối tri thức bài 26: Phòng tránh bị xâm hại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 26.  PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân và phản đổi mọi sự xâm hại.

• Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.

• Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần.

• Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.

II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. CẢM GIÁC AN TOÀN VÀ QUYỀN ĐƯỢC AN TOÀN

- Khi có cảm giác an toàn, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, không lo lắng, sợ hãi...

- Quyền được an toàn quy định tại điều 20, 37 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

2. NHỮNG NGUY CƠ DẪN ĐẾN BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

- Những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục:

+ Tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là người khác giới.

+ Đi một mình trên đường không có người lớn kèm theo.

+ Đi vào nhà vệ sinh tối tăm

+ Vào nhà người lạ...

- Cách phòng tránh bị xâm hại tình dục:

+ Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm

+ Tránh xa người lạ mặt

+ Không cho người lạ mặt vào nhà

+ Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào.

3. NHỮNG NGƯỜI ĐÁNG TIN CẬY

- Khi chúng ta cảm thấy lo lắng, sợ hãi, khó chịu..thì hãy chia sẻ với những người tin cậy.

- Những người tin cậy có thể là: người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè thân thiết...

4. THỰC HÀNH ĐƯA RA YÊU CẦU GIÚP ĐỠ KHI GẶP TÌNH HUỐNG KHÔNG AN TOÀN

- Một số tình huống không an toàn cần yêu cầu giúp đỡ:

+ Bị người lạ mặt theo dõi mình.

+ Bị người lớn tuổi hơn uy hiếp và hãm hại...

GHI NHỚ:

- Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ toàn vẹn cá nhân, phản đối mọi sự xâm hại.

- Nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục rất khác nhau, có thể đến từ người lạ, cũng có thể từ người quen biết,... Vì vậy, cần phòng tránh khi nhận ra dấu hiệu nguy hiểm.

- Cần chia sẻ với người đáng tin cậy khi có nguy cơ bị xâm hại.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học 5 KNTT bài 26: Phòng tránh bị xâm hại, kiến thức trọng tâm Khoa học 5 kết nối tri thức bài 26: Phòng tránh bị xâm hại, Ôn tập Khoa học 5 kết nối tri thức bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác