Đáp án Khoa học 5 Kết nối bài 14: Sự phát triển của cây con
Đáp án bài 14: Sự phát triển của cây con. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Khoa học 5 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 14. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CON
Mở đầu: Cây con của cây ngô, lúa, đậu(đỗ), rau ngót,… mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ?
Đáp án chuẩn:
Cây con của cây ngô, lúa, đậu (đỗ), rau ngót... mọc lên từ hạt giống.
1. CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
Hoạt động khám phá
Câu 1: Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi:
- Hạt đậu gồm những bộ phận nào?
- Bộ phận nào của hạt sẽ mọc thành cây?
Đáp án chuẩn:
- Hạt đậu gồm phôi, vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ
- Phôi sẽ mọc thành cây
Câu 2: Vẽ sơ đồ các bộ phận của hạt
Đáp án chuẩn:
Câu 3: Quan sát hình 3, đọc thông tin và thực hiện:
- Nêu tên các giai đoạn phát triền chính của cây đậu mọc lên từ hạt.
- Trình bày sự lớn lên của cây đậu con mọc lên từ hạt.
Đáp án chuẩn:
- Nảy mầm=> Cây con=> Cây trưởng thành
-Nảy mầm: Rễ mầm mọc và đâm xuống đất và chồi mầm mọc vươn lên cao.
Cây con: Cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới
Cây trưởng thành: Cây ra hoa, tạo quả
Luyện tập, vận dụng
Câu 1: Kể tên một số cây mọc lên từ hạt mà em biết.
Đáp án chuẩn:
Cây ngô, cây lúa, cây hoa hướng dương, cây cà chua,…
Câu 2: Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo, in-tơ-nét,... về sự phát triển của một cây mọc lên từ hạt mà em biết. Trình bày kết quả theo gợi ý:
- Tên cây.
- Vẽ sơ đồ và ghi chú các giai đoạn phát triển chính của cây.
- Mô tả một số đặc điểm của cây ở từng giai đoạn.
Đáp án chuẩn:
- Cây ngô
- Sơ đồ:
Nảy mầm:
Cây ngô mọc mầm nhỏ, với một thân mảnh mai và một lá đầu tiên.
Chỉ cao vài centimet và chưa có nhiều đặc điểm riêng biệt.
Cây con:
Cây ngô đã phát triển thành một cây con với nhiều lá và cành hơn.
Thân cây dài vài chục centimet, có một hệ thống rễ nhỏ dưới mặt đất.
Lá của cây ngô còn nhỏ và mềm, có màu xanh nhạt.
Cây trưởng thành:
Cây ngô hoàn toàn phát triển và có kích thước lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.
Thân cây ngô cao và mạnh mẽ, có thể đạt đến độ cao từ 1-2 mét hoặc hơn.
Lá của cây ngô to hơn và có màu xanh đậm hơn
2. CÂY CON MỌC LÊN TỪ RỄ, THÂN, LÁ
Hoạt động khám phá:
Câu 1: Quan sát hình 4 và cho biết các cây con mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ.
Đáp án chuẩn:
Cây con mọc từ rễ, lá, thân của cây mẹ
Câu 2: Quan sát hình 6 và thực hiện:
- Nêu tên các giai đoạn phát triển chính của cây dâu tây mọc lên từ thân cây mẹ. - Trình bày sự phát triển của cây dâu tây con.
Đáp án chuẩn:
- Nảy chồi => cây con => cây trưởng thành
- Giai đoạn nảy chồi: cây chồi, rễ mới mọc ra
Giai đoạn cây con: cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới.
Giai đoạn cây trưởng thành: Cây ra hoa, tạo quả
Luyện tập, vận dụng
Câu 1: Dựa vào hình 7, cho biết cây khoai tây mọc lên từ bộ phận nào và mô tả một số đặc điểm ở mỗi giai đoạn phát triển của cây.
Đáp án chuẩn:
- Cây khoai tây mọc lên từ rễ.
- Ở giai đoạn nảy chồi: cây chồi, rễ mới mọc ra.
Ở giai đoạn cây con: cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới.
Ở giai đoạn cây trưởng thành: Cây ra hoa, rễ phình to tạo thành củ.
Câu 2: Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo, in-tơ-nét,... về sự phát triển của một cây mọc lên từ bộ phận của cây mẹ mà em biết. Trình bày kết quả theo gợi ý:
- Tên cây, bộ phận mọc lên cây con.
- Vẽ sơ đồ và ghi chú các giai đoạn phát triển chính của cây.
- Mô tả một số đặc điểm của cây ở từng giai đoạn.
Đáp án chuẩn:
- Hành tây
- Bộ phận mọc lên cây con: Gốc của hành tây
- Giai đoạn phát triển: Nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành
Giai đoạn 1: Hạt nảy mầm và cây con nhỏ bắt đầu mọc lên từ gốc.
Giai đoạn 2: Cây con của hành tây phát triển với một thân mảnh mai và một lá đầu tiên. Thân cây con tiếp tục phát triển và có thể bắt đầu xuất hiện các lá mới.
Giai đoạn 3: Cây hành tây trưởng thành có thân cao và mạnh mẽ.Thân cây hành tây được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ bên ngoài
3. THỰC HÀNH: TRỒNG CÂY
Hoạt động khám phá:
Nhận xét kết quả trồng cây sau một tuần và chia sẻ
Đáp án chuẩn:
Hạt -> nảy mầm -> cây con
Đoạn thân -> nảy mầm -> cây con
Bình luận