Đáp án Công dân 7 chân trời bài 3 học tập tự giác, tích cực
Đáp án bài 3 học tập tự giác, tích cực. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công dân 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3. HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
Mở đầu
Em cùng hát và vỗ tay theo lời bài hát “Hổng dám đâu” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Em rút ra được thông điệp gì liên quan đến việc học tập thông qua bài hát trên?
Đáp án chuẩn:
Thông điệp rút ra từ bài hát "Hổng Dám Đâu" là sự khuyên khích và chia sẻ về tinh thần tự giác và chăm chỉ trong học tập. Dù có nhiều lời mời đi chơi bên ngoài, các bạn trong bài hát vẫn quyết tâm ở nhà và tập trung vào việc học tập.
Khám phá
1. Em hãy đọc câu chuyện sau và Giải nhanh câu hỏi.
(Trang 16, 17 sgk)
Câu hỏi: Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên được thể hiện như thế nào?
Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả gì cho nhà thơ Nguyễn Khuyến? Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện nào?
Đáp án chuẩn:
* Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã thể hiện những biểu hiện tự giác và tích cực trong học tập như sau:
- Những đêm trăng tỏ, Thắng học dưới ánh trăng.
- Những buổi trăng mờ, cậu mang sách ra bờ ao, nghiêng theo ánh phản chiếu mà học.
- Những tối không trăng, cậu gom lá vàng rụng ở ngôi miếu đầu thôn, mồi lửa đốt là để lấy ánh sáng đọc sách.
* Những nỗ lực này đã mang lại thành tựu cho Nguyễn Khuyến:
- Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu kỳ thi Hương (Giải Nguyên) ở trường Nam Định.
- Năm 1871, ông đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên, được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và Giải nhanh câu hỏi.
Câu hỏi: Bức tranh nào thể hiện tính tự giác, tích cực học tập và chưa tự giác, tích cực học tập?
Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?
Đáp án chuẩn:
* Bức tranh thể hiện tính tự giác, tích cực học tập:
- Tranh 1: Bạn nam ở cuối dãy ngủ trong giờ học.
- Tranh 4: Bạn vượt lên khó khăn để học tập mặc dù gặp tật nguyền.
* Bức tranh thể hiện tính chưa tự giác, tích cực học tập:
- Tranh 2: Hai bạn tích cực tìm hiểu các thí nghiệm.
- Tranh 3: Bạn nam mải mê chơi game không lo học bài.
* Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em cần:
- Tự mình tiến hành công việc học tập và rèn luyện mà không cần đợi người khác nhắc nhở hay giúp đỡ.
- Lập thời khóa biểu học tập có thời gian hợp lý và rõ ràng để rèn luyện tính tự giác.
- Siêng năng học tập, hoàn thành đầy đủ những yêu cầu của giáo viên.
3. Em hãy đọc các trường hợp sau và Giải nhanh câu hỏi.
(Trường hợp 1, 2, 3 trang 18 SGK)
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn N, H, T?
Vì sao học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập?
Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như thế nào?
Đáp án chuẩn:
* Suy nghĩ của em về các bạn N, H, T:
- Bạn N: Luôn tự giác và tích cực trong học tập, vượt qua khó khăn gia đình để nỗ lực học tốt.
- Bạn H: Tích cực trong học tập và luôn khuyến khích các bạn cùng nhóm học tập tốt hơn.
- Bạn T: Chưa có tính tự giác và tích cực trong học tập, thường dành thời gian cho việc cá nhân thay vì học tập.
* Học sinh cần phải tự giác và tích cực trong học tập để mở rộng hiểu biết, tự chủ và tiến bộ.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy tìm các ví dụ trái với tính tự giác, tích cực học tập. Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
Đáp án chuẩn:
* Các hành động không tự giác và tích cực trong học tập:
- Bạn Minh không làm bài tập về nhà mà chơi game, sau đó đi chép bài của bạn khác trong lớp.
- Bạn Hà không tự học bài ở nhà mà quay cóp bài của bạn khác khi làm bài kiểm tra.
- Bạn Nhân chỉ xem TV trong thời gian rảnh rỗi thay vì tự giác học tập.
* Hậu quả:
- Kết quả học tập của các bạn ngày càng giảm sút.
- Bị bạn bè xa lánh vì không muốn chơi cùng.
- Thói lười biếng ngày càng phát triển không chỉ trong học tập mà còn ảnh hưởng đến các công việc khác.
Câu 2: Em hãy đọc tình huống sau và Giải nhanh câu hỏi.
(Tình huống trang 19 sgk)
Nếu là N, em sẽ xử lý như thế nào?
Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân em?
Đáp án chuẩn:
Nếu là N, em sẽ cùng H ôn bài để chuẩn bị cho bài thi Tiếng Anh sắp tới.
Câu 3: Dựa vào các bức tranh dưới đây, em hãy xây dựng dàn ý và thực hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề “Hành trình vươn đến ước mơ”. Từ đó, nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của tính tự giác, tích cực học tập để thực hiện ước mơ của mình.
Đáp án chuẩn:
Dàn ý thuyết trình về “Hành trình vươn đến ước mơ”:
1. Mở bài:
- Mỗi người sinh ra đều có ước mơ và hoài bão riêng. Đây là nguồn động lực để chúng ta nỗ lực và đạt được thành quả.
2. Thân bài:
- Giải thích về ước mơ là khát vọng cống hiến và thể hiện năng lực của bản thân.
- Vai trò của ước mơ trong cuộc sống: là ngọn đuốc soi sáng, dẫn dắt chúng ta đến những thành công, hạnh phúc.
- Phân tích sự phân biệt giữa những người có ước mơ và những người thiếu mục tiêu trong xã hội ngày nay.
3. Kết bài:
Vận dụng
Câu 1: Em hãy lập bảng kế hoạch học tập cho năm học này và những việc làm cụ thể về tính tự giác, tích cực trong học tập.
Đáp án chuẩn:
Phân bổ thời gian hợp lí giữa việc học và chơi.
Thời gian sắp thi, em nên sắp xếp học và ôn bài nhiều hơn để chuẩn bị cho kì thi.
Câu 2: Em hãy chọn một bạn trong lớp để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng.
Đáp án chuẩn:
- Thời gian kiểm tra bài đầu giờ cho nhau.
- Thời gian học bài cũ
- Thời gian ôn bài mới
- Thời gian cùng ôn bài cho các bài thi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận