5 phút giải Công dân 7 chân trời sáng tạo trang 16

5 phút giải Công dân 7 chân trời sáng tạo trang 16. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

MỞ ĐẦU

Em cùng hát và vỗ tay theo lời bài hát “Hổng dám đâu” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Em rút ra được thông điệp gì liên quan đến việc học tập thông qua bài hát trên?

KHÁM PHÁ

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

              (Trang 16, 17 sgk)

Câu hỏi: Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên được thể hiện như thế nào?

Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả gì cho nhà thơ Nguyễn Khuyến? Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện nào?

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi: Bức tranh nào thể hiện tính tự giác, tích cực học tập và chưa tự giác, tích cực học tập?

Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

(Trường hợp 1, 2, 3 trang 18 SGK)

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn N, H, T?

Vì sao học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập?

Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như thế nào?

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy tìm các ví dụ trái với tính tự giác, tích cực học tập. Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

Câu 2: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

                (Tình huống trang 19 sgk)

Nếu là N, em sẽ xử lý như thế nào?

Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân em?

Câu 3: Dựa vào các bức tranh dưới đây, em hãy xây dựng dàn ý và thực hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề “Hành trình vươn đến ước mơ”. Từ đó, nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của tính tự giác, tích cực học tập để thực hiện ước mơ của mình.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy lập bảng kế hoạch học tập cho năm học này và những việc làm cụ thể về tính tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 2: Em hãy chọn một bạn trong lớp để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

MỞ ĐẦU

- Bài hát Hổng Dám Đâu là lời chia sẻ về tinh thần tự giác tích cực, chăm chỉ học tập.

KHÁM PHÁ

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên:

- Những đêm trăng tỏ, Thắng học dưới ánh trăng

- Những buổi trăng mờ, cậu mang sách ra bờ ao, nghiêng theo ánh phản chiếu mà học.

- Những tối không trăng, cậu gom lá vàng rụng ở ngôi miếu đầu thôn, mồi lửa đốt là để lấy ánh sáng đọc sách.

Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả cho nhà thơ Nguyễn Khuyến:

- Năm 1864 Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì thi Hương (Giải Nguyên) ở trường Nam Định. 

- Năm 1871, ông thi Hội đỗ Hội Nguyên và thi Đình đỗ Đình Nguyên. 

Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện như:

- Luôn chủ động trong nhiệm vụ học tập, không đợi ai phải nhắc nhở.

- Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.

- Học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

- Luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể.

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

- Bức tranh thể hiện tính tự giác, tích cực học tập: 1, 3.

- Bức tranh thể hiện tính tự giác, tích cực học tập: 2, 4

Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em cần phải:

  • Tự mình tiến hành công việc học tập và rèn luyện.

  • Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng.

  • Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp.

  • Tăng cường đọc nhiều sách và kiên trì nghiên cứu học tập.

  • Quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Suy nghĩ của em về việc làm của các bạn N, H, T:

  • Bạn N: Bạn N là người biết tích cực, tự giác trong học tập. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn vẫn luôn chủ động và quyết tâm, nỗ lực để học tốt.

  • Bạn H: Bạn H là người biết tích cực, tự giác trong học tập. Không chỉ bản thân H luôn tích cực trong học tập mà H còn chủ động khuyến khích các bạn cùng nhóm học tập tốt hơn.

  • Bạn T: Bạn H chưa tích cực, tự giác trong học tập. T chỉ sử dụng điện thoại làm việc riêng, còn nói dối bố mẹ.

Học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập vì: 

  • Giúp ta có thêm kiến thức, giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức.

  • Mở rộng hiểu biết, gặt hái được nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng.

Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập bằng cách:

  • Luôn năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể để các bạn khác có thể học tập và làm theo.

  • Nhắc nhở các bạn phải luôn có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học để cùng nhau tiến bộ.

  • Cùng nhau xây dựng cho nhau một kế hoạch học tập phù hợp.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Các ví dụ trái với tính tự giác, tích cực học tập như:

  • Bạn Minh không tự làm bài tập về nhà mà mải mê chơi game, sau đó lại đi chép bài của bạn khác trong lớp.

  • Bạn Hà không chủ động tự học bài ở nhà mà quay cóp bài của bạn khác khi làm bài kiểm tra.

  • Thời gian rảnh rỗi, bạn Nhân chỉ xem tivi chứ không tự giác học tập.

Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả: 

  • Kết quả học tập của các bạn ngày càng sa sút.

  • Bị bạn bè xa lánh không muốn chơi cùng.

  • Ngày càng hình thành thói lười biếng trong học tập lẫn các công việc khác.

Câu 2: Nếu là N, em sẽ: Cùng với H ôn bài để chuẩn bị tốt cho bài thi Tiếng Anh sắp tới.

Nhận xét về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân em: 

  • Em luôn luôn tích cực và tự giác trong học tập, em đã lập cho mình thời gian biểu để có thể cân bằng trong học tập và vui chơi tốt hơn.

  • Tuy nhiên, đôi lúc em lại làm biếng và không thực hiện theo thời gian biểu đã đặt ra. Vì vậy, em sẽ luôn cố gắng tích cực hơn trong việc học của mình, không vì ham chơi mà bỏ bê học tập.

Câu 3: 

Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng. Khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng.

  • Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

  • Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai tốt đẹp hơn.

  • Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

  • Nếu không nỗ lực sẽ không đạt được những gì mình mơ ước.

Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập từ bây giờ, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

VẬN DỤNG

Câu 1:

Em tự lên kế hoạch phù hợp với lịch học của mình tại trường và tại nhà. 

Phân bổ thời gian hợp lí giữa việc học và chơi.

Câu 2: Em hãy cùng bạn thực hiện thời gian biểu gồm:

- Thời gian kiểm tra bài đầu giờ cho nhau.

- Thời gian học bài cũ

- Thời gian ôn bài mới

- Thời gian cùng ôn bài cho các bài thi.

Sau 1 tháng, cùng nhau tổng kết kết quả đạt được:

- Điểm số của các bạn trong nhóm có được cải thiện không?

- Thời lượng học của các bạn có tăng không?

- Mỗi bạn trong nhóm đã hình thành được thói quen học tập theo thời gian biểu chưa?


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo, giải Công dân 7 chân trời sáng tạo trang 16, giải Công dân 7 CTST trang 16

Bình luận

Giải bài tập những môn khác