5 phút giải Công dân 7 chân trời sáng tạo trang 11

5 phút giải Công dân 7 chân trời sáng tạo trang 11. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

MỞ ĐẦU

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ qua những bức tranh sau?

KHÁM PHÁ

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi: Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh?

Em cảm nhận gì sau khi đọc câu chuyện trên?

Theo em, trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện như thế nào?

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên?

Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau?

Chúng ta cần làm gì để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỷ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?

3. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu.

Câu hỏi: Kể lại câu chuyện theo tranh. Đặt tên cho câu chuyện và rút ra bài học.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu. (trang 15, 16 SGK)

Nêu quan điểm của em về việc làm của T trong tình huống trên.

Hãy kể lại những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình.

Câu 2: Em hãy sắm vai theo tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

                (Tình huống trang 15 sgk)

Em hãy sắm vai để nhận xét hành động của M: Động viên bạn ấy quan tâm, cảm thông, chia sẻ với cô lao công và những người khác.

Hãy tự đánh giá xem trong vài tháng qua về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người thân, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy làm một sản phẩm như: tấm thiệp, bài thơ,... để thế hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và gửi đến người em yêu quý trong gia đình, dòng họ, hàng xóm hay một nhân vật em cảm kích trong cuộc sống.

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

MỞ ĐẦU

- Thương người như thể thương thân.

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

KHÁM PHÁ

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh:

- Minh bị dị tật bẩm sinh nên từ năm 8 tuổi, Hiếu luôn sang cổng Minh đến trường mỗi ngày.

- Khi biết đi xe đạp, Hiếu vẫn tiếp tục chở Minh đi học. 

- Khi lên đại học dù khác trường, hai bạn vận động viên, quan tâm lẫn nhau.

Cảm nhận: Em rất khâm phục và ngưỡng mộ Hiếu và Minh.

Theo em, trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện: 

- Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè xung quanh nhiều hơn.

- Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn.

- Giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn.

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

- Tranh 1: Các bạn biết quan tâm, thăm hỏi khi bạn mình bị ốm cho thấy các bạn rất biết quan tâm, cảm thông.

- Tranh 2: Bạn trong tranh đã thờ ơ, chỉ lo chơi game mà không giúp đỡ, chia sẻ việc nhà với mẹ khi mẹ bị ốm. Bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Tranh 3: Bạn đã biết thăm hỏi sức khỏe của bà khi bà bị ốm cho thấy bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Tranh 4: Bạn biết giúp đỡ cô giáo khi thấy cô cầm nhiều đồ cho thấy bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau vì:

  • Trong cuộc sống không tránh khỏi những lúc khó khăn, hoạn nạn.

  • Chúng ta phải giúp đỡ, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau để giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. 

  • Giúp con người có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua cơn khó khăn hoạn nạn. 

  • Mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỷ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp, chúng ta cần:

  • Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

  • Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh ta.

  • Chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh để giúp đỡ nhiều các hoàn cảnh khó khăn.

  • Phê phán và lên án những người ích kĩ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

3. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu.

Trên đường đi làm về, chú K thấy một cậu bé ngồi co ro trên đường vì trời lạnh giá. Chú K đã tiến đến gần và đưa cho cậu bé một chiếc khăn choàng để đỡ lạnh. 15 năm sau, chú K mắc phải một căn bệnh nặng nhưng chú không đủ tiền để chữa trị. Sau đó, chú đã được một mạnh thường quân tài trợ toàn bộ tiền viện phí. Người mạnh thường quân đó chính là đứa bé mà chú đã giúp đỡ năm xưa.

- Đặt tên cho câu chuyện: Cho đi là còn mãi.

- Bài học:

  • Hãy mở rộng tấm lòng, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác.

  • Một khi bạn mở lòng trao đi những tình cảm chân thành thì bạn sẽ nhận được chính tình yêu thương đó

LUYỆN TẬP

Câu 1: 

Quan điểm của em về việc làm của T trong tình huống trên: T cũng đã hiểu và biết cảm thông, chia sẻ với những người thân trong gia đình mình. Đó là một điều rất đáng quý và đáng học hỏi.

Những hành hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình:

  • Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, em đã xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.

  • Trên đường đi học về, em đã thấy một bạn bị bắt nạt, vì vậy em đã báo với người lớn để giải quyết.

  • Em ở xa ông bà nên em luôn luôn gọi điện hỏi thăm ông bà.

  • Cuối tuần, em phụ giúp mẹ dọn dẹp phòng, cùng mẹ làm nhặt rau, làm cơm.

Câu 2: 

- Giải thích cho M rằng: Bạn hãy biết cảm thông, chia sẻ với người khác đừng thờ ơ với những người xung quanh. Khi uống hết nước bạn phải mang bỏ vào thùng rác, như vậy bạn sẽ giúp được cô lao công đỡ vất vả hơn trong công việc của mình. 

Tự đánh giá về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người thân, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh:

- Trong vài tháng qua em đã biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác Nhưng vẫn còn một vài lúc em đã thờ ơ, phớt lờ những người khó khăn xung quanh mình.

- Vì vậy sau này, em sẽ luôn luôn quan tâm đến người khác, giúp đỡ và chia sẻ nhiều hơn với mọi người.

VẬN DỤNG

Câu 1: Gợi ý: 

Tự làm một tấm thiệp để gửi đến mẹ nhân ngày 8/3.

Tự làm một tấm thiệp để gửi đến thầy, cô giáo nhân ngày 20/11.

Viết một bài thơ tặng bạn để động viên bạn mau khỏe khi bạn bị ốm.

Câu 2: 

     Cuộc đời không luôn như ta muốn, nó luôn tiềm tàng những khó khăn trắc trở trên con đường ta đi. Trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le….  Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Cảm thông và chia sẻ sẽ giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo, giải Công dân 7 chân trời sáng tạo trang 11, giải Công dân 7 CTST trang 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác