[CTST] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 9: Thực hành tiếng Việt
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 9: Thực hành tiếng Việt - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhân hóa là gì?
A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ cốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên sinh động hơn.
- B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau.
- C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận.
- D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Câu 2: Khi viết, cần chú ý những yếu tố nào?
- A. Ngữ pháp, ngữ cảnh
- B. Mục đích viết/ nói
- C. Đặc điểm của văn bản
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?
A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- C. Dùng từ vốn goi người để gọi vật.
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
- A. Cây dừa, sãi tay bơi
- B. Cỏ gà rung tai
- C. Kiến hành quân đầy đường
D. Bố em đi cày về
Câu 5: “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả…?
- A. Hoạt động
- B. Hình dáng
- C. Tính chất
D. Tính cách
Câu 6: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
- A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Hình ảnh nào sau đây không phải hình ảnh nhân hóa?
- A. Trâu ơi, ta bảo trâu này/ Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
- B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
- C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
Câu 8: Chọn từ phù hợp để đặt vào chỗ trống trong các câu:
STT CHỌN TỪ PHÙ HỢP CHO CÂU
1 Bị cười, không phải mọi người đều ……………………. giống nhau.
A. phản ứng
- B. phản xạ
- C. phản đối
- D. phản bác
Câu 9: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một ...
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
- A. trời
- B. vùng
- C. miền
D. màu
Câu 10: Từ nào dưới đây không đúng chính tả?
- A. giành giật
- B. dư dả
- C. dún dẩy
D. chỉnh chu
Câu 11: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: “Vàng mây thì gió, … mây thì mưa”.
- A. có
B. gió
C. đỏ
- D. nhiều
Câu 12: Điền từ còn thiếu trong câu tục ngữ sau: “Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua …”
- A. Ngày
- B. Dần
- C. Thìn
D. Mùi
Câu 13: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi?
I. Cô ấy hôm nay đã khỏe lại rồi.
II. Anh ấy là một người giáo viên mẫu mực.
III. Chúng tôi đã có một thời thanh niên sôi nổi dưới mái trường mến yêu này.
IV. Họ đã đem những khát vọng vào cuộc sống
- A. I và III
- B. II và III
C. I và II
- D. II và IV
Câu 14: Câu nào sau đây không mắc lỗi?
- A. Duy nhất chỉ có một người khiến tôi cảm thấy phiền lòng.
- B. Chúng tôi là những người bạn tri kỉ và rất hiểu nhau.
- C. Khí hậu ở trong phòng là 30oC.
D. Hôm nay, tôi đi học.
Câu 15: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Quá trình lên men đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực phục vụ … sản xuất … đời sống.
- A. trong/ cùng
- B. trong/ lẫn
C. cho/ và
- D. cho/ kèm
Câu 16: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Văn hóa tích cực cải tạo môi trường chung quanh, xã hội, nếp sống của con người, do vậy nó được đánh giá là … góp phần tổ chức cuộc sống một cách sáng tạo, là nguồn gốc vô tận của những …
- A. thành tố/ cách tân xã hội.
B. nhân tố/ cách tân xã hội.
- C. yếu tố/ đổi mới xã hội.
- D. bộ phận/ đổi mới xã hội.
Câu 17: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
… khi mới sinh … lúc trưởng thành, não bộ người có nhiều sự thay đổi lớn.
- A. Vào/ tới.
B. Từ/ đến.
- C. Chính/ và.
- D. Ngay/ đến.
Câu 18: Trong những câu sau đây, câu nào có từ dùng không đúng nghĩa?
A. Việc có nhiều bạn đi học muộn là một yếu điểm của lớp ta.
- B. Điểm yếu của lớp ta là chưa thật đoàn kết.
- C. Tự giác học tập là điểm chủ yếu giúp bạn tiến bộ.
- D. Yếu điểm của việc giữ gìn an toàn giao thông là mọi người phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ.
Câu 19: Có thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc ở câu sau được không?
Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.
- A. Có
B. Không
Câu 20: Xác định một từ/ cụm từ sai về ngữ nghĩa
Những thói quen tốt, cho dù rất nhỏ song cũng có thể thiết lập cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.
- A. thói quen
- B. cho dù
C. thiết lập
- D. nhạy cảm
Câu 21: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây
“Văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán thế kỉ XVIII – nửa trước thế kỉ XIX đều đạt được những thành tựu to lớn về nhiều phương diện, đặc biệt là văn học Nôm với xu thế …”
- A. Việt hóa
B. dân tộc hóa
- C. hiện đại hóa
- D. Phương Tây hóa
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận