Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 5: Thực hành tiếng Việt

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 5: Thực hành tiếng Việt - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: So sánh là gì?

  • A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
  • C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
  • D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 2: Trong phép so sánh không ngang bằng:

  • A. Có thể có nhiều từ phủ định
  • B. Nhất thiết phải có từ phủ định
  • C. Không nhất thiết phải có từ phủ định
  • D. Phải có từ phủ định

Câu 3: Phép so sánh khác phép ẩn dụ ở chỗ…

  • A. Phép so sánh thì không giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm như phép ẩn dụ
  • B. Phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so sánh, nó không phải là biện pháp tạo ra nghĩa mới, từ mới như phép ẩn dụ
  • C. Phép so sánh không cần đến sự liên tưởng như phép ẩn dụ
  • D. Tất cả các đáp án trên đúng

Câu 4: Có những kiểu so sánh nào?

  • A. So sánh tương đồng và so sánh tương hỗ.
  • B. So sánh ngang bằng, so sánh không không bằng.
  • C. So sánh hơn, so sánh kém, so sánh nhất.
  • D. So sánh hơn, so sánh kém.

Câu 5: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  • A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)
  • B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • D. Vế A, vế B

Câu 6: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

  • A. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
  • B. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
  • C. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
  • D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

Câu 7: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A. Ẩn dụ hình thức, cách thức
  • B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 8: Ẩn dụ là gì?

  • A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm
  • B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận
  • D. Không xác định được

Câu 9: Phép ẩn dụ giống phép so sánh ở chỗ

  • A. Nó gồm hai loại là: ẩn dụ ngang bằng và ẩn dụ không ngang bằng
  • B. Nó là sự đối chiếu để tìm ra nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng
  • C. Nó giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường
  • D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 10: Trong phép ẩn dụ

  • A. Không thể so sánh con vật với con người
  • B. Không thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người
  • C. có thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 11: Tình từ nào không thể kết hợp với “…như mực” để tạo thành thành ngữ?

  • A. Đen
  • B. Bẩn
  • C. Sạch
  • D. Tối

Câu 12: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?

  • A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi
  • B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc
  • C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập
  • D. Cả B và C

Cho đoạn thơ sau trả lời cho câu hỏi từ 3-5

Cổ tay em trắng…

Đôi mắt em liếc … dao cao

Miệng cười… hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể …

Câu 13: Điền vào chỗ còn trống trong đoạn thơ trên:

  • A. trắng- nhìn-giống-màu đỏ
  • B. tinh- giống- chúm chím-  rất đẹp
  • C. như ngà- như là- như thể- hoa sen
  • D. như ngà- như là- giống là- xinh xinh

Câu 14: Sau khi hoàn thành vào chỗ trống của đoạn thơ, có bao nhiêu so sánh trong các câu thơ trên?

  • A. Ba
  • B. Bốn
  • C. Năm
  • D. Sáu

Câu 15: Tác dụng của phép so sánh trong câu thơ trên là gì?

  • A. Gợi hình, biểu cảm, miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động
  • B. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả
  • C. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy.
  • D. Không có tác dụng gợi cảm.

Câu 16: Từ nào thích hợp điền vào dấu […] để hoàn thiện câu tục ngữ: "[…] như chĩnh trôi sông"

  • A. Lập lờ.
  • B. Lỉnh kỉnh.
  • C. Đủng đỉnh.
  • D. Rập rình.

Câu 17: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  • A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
  • B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
  • C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
  • D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 18: "Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?

  • A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết.
  • B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường.
  • C. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da.
  • D. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt.

Câu 19: Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 20: Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ

  • A. Mặt trời mọc ở đằng đông
  • B. Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó nói, trao lời khó trao
  • C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
  • D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều