Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Giọt sương đêm

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Giọt sương đêm - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản Giọt sương đêm có những nhân vật nào? Hãy đánh dấu vào tên của các nhân vật đó.

  • A. Bọ Dừa, tắc kè, thằn lằn
  • B. Tắc Kè, ốc sên, cụ giáo cóc
  • C. Xiến Tóc, tắc kè, cụ giáo cóc
  • D. Bọ dừa, thằn lằn, cụ giáo cóc

Câu 2: Ai là tác giả của văn bản Giọt sương đêm?

  • A. Nguyễn Đình Thi
  • B. Minh Nhương
  • C. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • D. Trần Đức Tiến

Câu 3: Văn bản Giọt sương đêm được in trong tập truyện nào?

  • A. Xóm bờ Giậu
  • B. Xóm trúc
  • C. Xóm bờ đê
  • D. Xóm bờ ao

Câu 4: Văn bản Giọt sương đêm là…

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Truyện đồng thoại
  • D. Hồi kí

Câu 5: Phần 1 của văn bản Giọt sương đêm có nội dung gì?

  • A. Cuộc nói chuyện của Thằn Lằn và bác Cóc
  • B. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh và trở về quê
  • C. Cuộc gặp gỡ của Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Câu 6: Văn bản Giọt sương đêm có thể chia thành mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 7: Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất ri rỉ mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa.

  • A. Lời người kể chuyện
  • B. Lời nhân vật

Câu 8: Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc quan trọng trong truyện nhưng không được xếp theo thứ tự. Em chọn đáp án sắp xếp lại theo đúng trật tự trước – sau được kể trong truyện.

1. Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe câu chuyện Bọ Dừa nhớ quê đến mất ngủ cả đêm.

2. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.

3. Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm.

4. Sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa chào tạm biệt Thằn Lằn về quê.

5. Đêm ấy, Bọ Dừa ngủ ngoài trời. Khi vừa thiếp đi, một giọt sương rơi trúng cổ khiến Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

  • A. 3 – 2 – 5 – 4 – 1 
  • B. 3 – 2 – 5 – 1 – 4
  • C. 3 – 2 – 1 – 5 – 4
  • D. 5 – 4 – 1 – 3 – 2

Câu 9: Phần 2 của văn bản Giọt sương đêm có nội dung gì?

  • A. Cuộc nói chuyện của Thằn Lằn và bác Cóc
  • B. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh và trở về quê
  • C. Cuộc gặp gỡ của Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Câu 10: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau:

“Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai. Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.”

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 11: Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được là gì?

  • A. Được ngủ ngoài trời
  • B. Nhớ quê nhà
  • C. Được nói chuyện với cụ giáo Cóc
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12: Có các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn:

“Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai. Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.”

  • A. Điệp từ, nhân hóa, so sánh
  • B. Điệp từ, nhân hóa, so sánh, từ láy
  • C. Điệp từ, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, từ láy
  • D. Điệp từ, so sánh, từ láy

Câu 13: Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Hãy chọn đáp án đúng nhất.

  • A. Sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người là tình yêu quê hương tha thiết.
  • B. Mỗi người hãy biết trân trọng giá trị cuộc sống.
  • C. Những bận rộn, lo toan trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta lãng quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Mỗi người hãy biết trân trọng những điều thân thuộc ấy của mình.
  • D. Mỗi người cần có trách nhiệm với quê hương – nơi chúng ta sinh ra và lớn lên.

Câu 14: Kết thúc của câu chuyện là kết thúc đóng hay mở?

  • A. Mở
  • B. Đóng

Câu 15: Cách kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?

  • A. Để tạo ra sự khác lạ
  • B. Để tạo sự tò mò
  • C. Để mỗi người tự cảm nhận, suy nghĩ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo