Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 3: Lễ hội quê hương (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 3: Lễ hội quê hương sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các khuôn hình người từ dây thép có thể ứng dụng để:

  • A. Tạo thành nhiều nhân vật khác nhau, có tác dụng trang trí
  • B. Làm quà lưu niệm
  • C. Chỉ là một bài tập thực hành, không có nhiều ứng dụng
  • D. A và B

Câu 2: Trước khi tạo hình dáng người, cần chú ý đánh dấu những vị trí nào?

  • A. Đầu, thân người, tay, chân
  • B. Vị trí các khớp trên cơ thể như khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, cổ chân
  • C. Các vị trí ở phần thân trên như cổ, tay, hông
  • D. B và C

Câu 3: Mô hình người được tạo ra từ giấy và dây thép có thể diễn tả được:

  • A. Nhiều hoạt động, tư thế khác nhau của nhân vật
  • B. Cảm xúc của tác giả
  • C. Hoạt cảnh xung quanh nhân vật
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Alberto Giacometti là nhà điêu khắc người nước nào?

  • A. Anh
  • B. Thuỵ Điển
  • C. Thụy Sĩ
  • D. Hà Lan

Câu 5: Đặc trưng trong cách tạo hình của Alberto là gì?

  • A. Nhân vật ở trong các tư thể chuyển động, hoạt động khác nhau
  • B. Các tác phẩm điêu khắc này có hình thể người và khuôn mặt bị vuốt kéo dài
  • C. Bề mặt tác phẩm gồ ghề, xù xì
  • D. Cả A, B, C

Câu 6: Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở khu vực miền núi:

  • A. Lễ hội vía bà Chúa Xứ.
  • B. Lễ hôi Lam Kinh.
  • C. Lễ hội săn mây Tà Xùa.
  • D. Lễ hội đua voi.

Câu 7:  Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở khu vực đồng bằng:

  • A. Lễ khai ấn đền Trần.
  • B. Lễ hội hoa ban.
  • C. Lễ hội Hết Chá.
  • D. Lễ hội cầu mưa.

 Câu 8: Kỹ thuật tạo hình nhân vật 3D trong bài được ứng dụng nhiều trong môn nghệ thuật nào?

  • A. Nhã nhạc dung đình
  • B. Kịch câm
  • C. Múa rối nước
  • D. Xiếc

Câu 9:  Hiện nay, kỹ thuật dựng hình 3D được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực nào sau đây?

  • A. Giáo dục
  • B. Kiến trúc, xây dựng
  • C. Dệt may
  • D. Cả A, B, C

 Câu 10: Đâu không phải là một phương pháp tạo hình trong điêu khắc?

  • A. Tạc
  • B. Đúc
  • C. Hàn
  • D. Gò

 Câu 11: Loại cờ nào thường được sử dụng trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam?

  • A. Cờ vua
  • B. Quốc kỳ
  • C. Cờ ngũ sắc
  • D. Không sử dụng cờ

Câu 12: Trang phục trong lễ hội ở các vùng miền thể hiện:

  • A. Mức độ phát triển kinh tế của vùng
  • B. Tín ngưỡng tôn giáo của từng vùng miền
  • C. Trình độ văn hóa của người dân
  • D. Nét văn hóa đặc trưng của mỗi cộng đồng dân tộc

Câu 13: Hội Lim là lễ hội truyền thống của địa phương nào?

  • A. Bắc Giang
  • B. Bắc Ninh
  • C. Hà Nội
  • D. Hà Giang

Câu 14: Để thiết kế trang phục cho nhân vật, có thể sử dụng những chất liệu như thế nào?

  • A.Kết hợp nhiều chất liệu khác nhau, đa dạng về màu sắc
  • B. Chỉ sử dụng các chất liệu giống nhau và tương đồng về màu sắc
  • C. Các chất liệu chống thấm nước được ưu tiên sử dụng
  • D. Chỉ có thể sử dụng giấy hoặc vải

Câu 15: Lễ hội truyền thống nào sau đây của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

  • A. Lễ hội Khai ấn đền Trần
  • B. Hội Gióng
  • C. Lễ hội chùa Hương
  • D. Lễ hội Gầu tào

Câu 16: Kết hợp mô hình dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được:

  • A. thông điệp của tác phẩm, cảm xúc của tác giả
  • B. giá trị nhân văn của mỗi hoạt cảnh
  • C. nét văn hóa trong các hoạt động của con người
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Đặc điểm thường thấy của một lễ hội ngoài thực tế là:

  • A. Đông vui, náo nhiệt
  • B. Thưa thớt, yên ắng
  • C. Ồn ào, chen lấn
  • D. Lộn xộn, đông đúc

Câu 18: Loại cờ nào thường được sử dụng trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam?

  • A. Cờ vua
  • B. Quốc kỳ
  • C. Cờ ngũ sắc
  • D. Không sử dụng cờ

Câu 19: Để dựng được một hoạt cảnh ngày hội đẹp, cần chú ý các tiêu chí nào sau đây?

  • A. Hình khối nhân vật cân đối, màu sắc hài hòa
  • B. Tỉ lệ người và cảnh phải phù hợp, tránh đặt quá nhiều hoặc quá ít người trong một hoạt cảnh.
  • C. Cảnh được dựng phải liên kết với hình tượng nhân vật.
  • D. Cả A, B, C

 Câu 20: Hoạt cảnh được dựng cần phải:

  • A. Có tính sáng tạo cao
  • B. Phù hợp với hoạt động của nhân vật
  • C. Có màu sắc đa dạng
  • D. Cả A, B, C

Câu 21: Các nhân vật 3D được tạo từ dây thép có thể sử dụng để kể chuyện thông qua:

  • A. Sân khấu kịch rối
  • B. Làm phim hoạt hình
  • C. A và B
  • D. Loại hình sân khấu khác

Câu 22: Theo em, với hình tượng các nhân vật cởi trần, đóng khố, em có thể tạo cảnh vật như thế nào cho phù hợp?

  • A.Tạo cảnh lễ hội cồng chiêng bên đống lửa
  • B. Tạo cảnh sân đình, giếng nước, gốc đa
  • C. Tạo cảnh ngôi nhà nông thôn Bắc bộ xưa
  • D. Cả 3 phương án trên đều không phù hợp

Câu 23: Dựng hoạt cảnh ngày hội là một ứng dụng của

  • A. Tạo hình 3D
  • B. Hòa sắc trong hội họa
  • C. Sắp xếp mẫu vật
  • D. A và C

Câu 26: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về trò chơi dân gian:

  • A. Có từ thời xa xưa.
  • B. Được truyền lại đến ngày nay.
  • C. Chủ đề trò chơi dân gian được thể hiện trong nhiều dòng tranh dân gian giúp bảo tồn, phát huy những giá trị nghệ thuật qua nhiều thế hệ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Bức tranh với đề tài lễ hội cần làm nổi bật

  • A. Phông nền của lễ hội
  • B. Hoạt động của nhân vật trên phông nền lễ hội
  • C. Các yếu tố thời tiết
  • D. Cảnh vật minh họa cho lễ hội

 Câu 28: Đâu là tên một sản phẩm mĩ thuật thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ:

  • A. Tứ bình.
  • B. Bịt mắt bắt dê.
  • C. Ngũ hổ.
  • D. Hội bài chòi.

Câu 29: Ý nghĩa của trò chơi dân Bịt mặt bắt dê được thể hiện trong tranh dân gian Đông Hồ là:

  • A. Rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội và di chuyển linh hoạt.
  • B. Là trò chơi vận động bổ ích, rèn luyện thính giác.
  • C. Là trò chơi có khả năng định hướng âm thanh cho trẻ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 30: Làng tranh Đông Hồ nằm ở tỉnh, thành phố nào của nước ta?

  • A. Thừa Thiên Huế.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Bắc Giang. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo