Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 1: Biểu cảm của màu sắc (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 1: Biểu cảm của màu sắc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một tác phẩm tranh vẽ theo nhạc thường có đặc điểm gì?

  • A. Theo một khuôn mẫu nhất định
  • B. Thông điệp nghệ thuật được diễn đạt qua ngôn ngữ “phi hình thể”
  • C. Phụ thuộc yếu tố khách quan
  • D. Trau truốt từng đường nét

Câu 2: Âm nhạc được nghe để vẽ tranh có thể là:

  • A. Những bản nhạc không lời
  • B. Những bài hát nổi tiếng
  • C. Tiếng trống, tiếng vỗ tay,…
  • D. Cả A, B, C

Câu 3: Các bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc thường:

  • A. Thể hiện được cảm xúc, những hình ảnh, màu sắc yêu thích của người vẽ
  • B. Không có bố cục thật sự rõ ràng, ẩn chứa dụng ý nghệ thuật của tác giả
  • C. Không bao giờ có sự giống nhau hoàn toàn
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Nghệ thuật trừu tượng được hiểu như thế nào?

  • A. Những bức tranh không theo tiêu chuẩn của bất cứ trường phái vẽ tranh nào mà nó rất khác biệt vượt qua cả những định nghĩa thông thường của một tác phẩm nghệ thuật đối với người xem.
  • B. Sử dụng ngôn ngữ thị giác từ những hình dạng, khuôn mẫu, màu sắc và đường nét để tạo nên một sáng tác có thể tồn tại độc lập, ở một mức nào đó, với những tham khảo có thực từ thế giới.
  • C. Cả A và B
  • D. Ý kiến khác

Câu 5: Từ những tác phẩm tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc, theo em, âm nhạc có vai tròi như thế nào đối với hội họa?

  • A. Các giai điệu âm nhạc đóng vai trò quyết định trong quá trình tạo ra các tác phẩm hội họa đặc sắc.
  • B. Âm nhạc như một nguồn cảm hứng bất tận của hội họa
  • C. Âm nhạc là nền tảng của hội họa
  • D. Cả A, B, C

Câu 6: Ý tưởng của những bức tranh vẽ theo nhạc phụ thuộc phần lớn vào?

  • A.Cảm nhận và cảm xúc của tác giả
  • B. Thể loại nhạc được chọn
  • C. Yếu tố không gian
  • D. Chất liệu giấy, màu vẽ,…

Câu 7: Trong bức tranh trừu tượng sau, họa sĩ sử dụng chủ yếu là gam màu gì?

  • A. Gam màu trung tính
  • B. Gam màu nóng
  • C. Gam màu lạnh
  • D. Gam màu rực rỡ

 Câu 8: Để cảm nhận được ý đồ của tác giả qua một tác phẩm tranh trìu tượng cần đòi hỏi những yếu tố gì?

  • A. Sự am hiểu về nghệ thuật trừu tượng
  • B. Óc phán đoán, tư duy sáng tạo
  • C. Sự nhạy bén trong nhận thức
  • D. Cả A, B, C

 Câu 9: Để vẽ một bức tranh tĩnh vật màu, cần làm theo mấy bước?

  • A. 3 bước
  • B. 4 bước
  • C. 6 bước
  • D. Không qui định rõ các bước tiến hành

Câu 10: Cho các bước vẽ tranh tình vật sau, chọn phương án sắp xếp đúng thứ tự triển khai các bước khi vẽ trang tĩnh vật:

1. Vẽ màu khái quát tạo hòa sắc chung của bức tranh

2. Vẽ thêm nét, màu thể hiện cảm xúc và đặc điểm của vật mẫu

3. Xác định bố cục, tỉ lệ, vị trí hình các vật mẫu và vẽ phác hình

  • A. 1-3-2
  • B. 3-1-2
  • C. 2-3-1
  • D  3-2-1

Câu 11: Việc xác định ánh sáng, màu sắc, bố cục, tỉ lệ vật mẫu có tác dụng:

  • A. Làm cho bức tranh tĩnh vật trở nên có chiều sâu
  • B. Tái hiện một cách chân thực nhất vật mẫu
  • C. Làm cho bức tranh trở nên sinh động
  • D. A và B

Câu 12: Theo em, đâu là bước quan trọng nhất khi tiến hành vẽ một bức tranh tĩnh vật?

  • A. Xác định bố cục của mẫu vật
  • B. Quan sát, xác định tỉ lệ mẫu vật và phác thảo
  • C. Phối màu cho tranh
  • D. Vẽ thêm các chi tiết sao cho giống vật mẫu

Câu 13: Vật dụng nào sau đây không cần thiết khi vẽ một bức tranh tĩnh vật?

  • A. Mẫu vật
  • B. Giấy, màu, bút vẽ
  • C. Thước ngắm
  • D. Giá vẽ

Câu 14: Đâu không phải một qui luật được áp dụng trong tranh tĩnh vật?

  • A. Qui luật ánh sáng
  • B. Quy luật phối cảnh 3D
  • C. Quy luật xa – gần
  • D. A và C

 Câu 15: Nhận xét về bố cục của mẫu vật trong bức tranh 

  • A. Mẫu vật được sắp xếp từ cao xuống thấp, từ to đến nhỏ
  • B. Mẫu vật được sắp đặt cân xứng, không có mẫu vật nào bị che khuất.
  • C. Mẫu vật được sắp xếp một các ngẫu nhiên
  • D. Mẫu vật được sắp đặt một cách rời rạc

Câu 16: Màu sắc trong bức trang có đặc điểm gì?

  • A. Màu sắc hài hòa: các gam màu nóng, lạnh được bố trí xen kẽ nhau
  • B. Hầu như là các tone màu tươi sáng
  • C. Hòa sắc chưa thể hiện được chiều sâu của vật thể
  • D. Không phù hợp với nguyên tắc phối màu

Câu 17: Thiết kế đồ họa thuộc lĩnh vực:

  • A. Mĩ thuật tạo hình.
  • B. Mĩ thuật ứng dụng.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 18: Ứng dụng phổ biến của ngành thiết kế đồ họa là:

  • A. Thiết kế logo.
  • B. Giao diện trang thông tin điện tử.
  • C. Tờ rơi.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Yếu tố quyết định sự tồn tại của sản phẩm là:

  • A. Giá trị thẩm mĩ.
  • B. Công năng sử dụng.
  • C. Giá trị hàng hóa.
  • D. Công suất sử dụng.

Câu 20: Công năng sử dụng của hàng hóa là:

  • A. Yếu tố quyết định sự tồn tại của sản phẩm.
  • B. Được nhận bằng sự phù hợp với mục đích sử dụng, thuận tiện trong thao tác liên quan.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 21: Ứng dụng không phải của ngành thiết kế đồ họa là:

  • A. Nhãn mác sản phẩm.
  • B. Ti vi.
  • C. Thiết kế logo.
  • D. Giao diện trang thông tin điện tử.

Câu 22: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thiết kế đồ họa:

  • A. Nhà thiết kế sắp xếp hình ảnh trong mối quan hệ với các yếu tố tạo hình khác để tạo ra một bố cục cân đối hoàn chỉnh.
  • B. Adobe Photoshop là phần mềm chuyên dụng giúp nhà thiết kế đồ họa làm việc hiệu quả.
  • C. Trong thiết kế đồ họa, các nhà thiết kế không cần sử dụng các yếu tố tạo hình, mà chỉ cần nắm vững những nguyên lí cơ bản về cân bằng, nhịp điệu, chuyển động, tỉ lệ.
  • D. Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực thuộc mĩ thuật ứng dụng.

 Câu 23: Kỹ thuật và hình in có thể ứng dụng trong đời sống như thế nào?

  • A. Kỹ thuật và hình in có thể ứng dụng trên nhiều loại sản phẩm như vải, giấy dán tường,…
  • B. Có thể sử dụng làm họa tiết trang trí quần áo, dày dép,…
  • C. Cả A và B
  • D. Ý kiến khác

Câu 24: Loại màu nào thường được lựa chọn để in tranh?

  • A. Màu sáp
  • B. Màu nước
  • C. Sơn dầu
  • D. Màu dạ

Câu 25: Theo em, bức tranh sau đây được in hoàn toàn từ vật liệu gì?

 

  • A. Bìa các tông
  • B. Tăm bông
  • C. Lá cây
  • D. Khuôn hình bông hoa

 Câu 26: Theo em, để tạo ra một bức tranh in đẹp, yếu tố cần thiết nhất là:

  • A. Có đầy đủ các loại bút vẽ và màu cần thiết
  • B. Có kinh nghiệm tạo hình khối
  • C. Có khả năng sáng tạo và tư duy tượng hình
  • D. Biết cách phối hợp màu sắc linh hoạt

Câu 27: Để vẽ được một bức tranh tĩnh vật đẹp, em cần:

  • A. Quan sát kỹ đối tượng định vẽ, xác định tỉ lệ của các mẫu vật
  • B. Có kiến thức nhất định về hòa sắc
  • C. Tư duy về hình khối tốt
  • D. Cả 3 yếu tố trên

Câu 28: Cách sắp xếp bố cục, màu sắc của mẫu vật trong tranh cần

  • A. Tùy vào cảm xúc của người vẽ
  • B. Không cần tuân theo bố cục
  • C. Rời rạc, cách xa nhau
  • D. Hài hoà, cân đối

Câu 29: Sử dụng ba hoặc nhiều màu sắc nằm cạnh nhau trên Vòng Hòa sắc là phương pháp gì?

  • A. Hoà sắc tương đồng
  • B. Hòa sắc đơn sắc
  • C. Hòa sắc bổ sung
  • D. Hòa sắc kiểu tương tự

Câu 30: Sử dụng màu sắc đối diện nhau trên Vòng Hòa sắc là phương pháp:

  • A. Hoà sắc tương đồng
  • B. Hòa sắc đơn sắc
  • C. Hòa sắc bổ sung
  • D. Hòa sắc kiểu tương tự

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo