Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 3: Lễ hội quê hương (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 3: Lễ hội quê hương sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:Tạo hình nhân vật 3D cho phép chúng ta:

  • A. Thấy được đầy đủ hình dáng của nhân vật
  • B. Có thể quan sát được nhân vật trong không gian 3 chiều
  • C. Thấy hình dạng nhân vật trong không gian theo chiều ngang và chiều cao mà không thể hiện được không gian chiều sâu của đối tượng.
  • D. A và B

Câu 2: Việc đầu tiên cần làm khi muốn tạo ra một nhân vật 3D bằng dây thép là

  • A. Tạo hình nhân vật
  • B. Uốn khung theo nhân vật muốn tạo
  • C. Ước lượng chiều dài của dây thép
  • D. Vẽ phác họa chân dung nhân vật

Câu 3: Ngoài dây thép, vật liệu nào sau đây cũng có thể được sử dụng để tạo hình 3D?

  • A. Đất sét
  • B. Dây đồng
  • C. Ống hút
  • D. A và B

Câu 4: Khi thể hiện dáng người, cần chú ý điều gì?

  • A.Mối tương quan giữa tay chân đầu, thân người sao cho hài hòa, thuận mắt.
  • B. Vẽ được dáng người một cách đẹp nhất, hài hòa nhất, cân đối với mọi vật xung quanh.
  • C. Chép được dáng người giống với nguyên mẫu.
  • D. Mối tương quan giữa dáng người và các cảnh vật xung quanh

Câu 5: Hình dạng của nhân vật phụ thuộc vào:

  • A. Khung nhân vật
  • B. Chất lượng giấy cuốn
  • C. Sự khéo léo của tác giả
  • D. A và B

Câu 6: Đâu không phải đặc điểm của kỹ thuật tạo hình nhân vật 3D từ dây thép?

  • A. Dễ uốn, vặn, tạo thành nhiều tư thế, dáng người khác nhau
  • B. Nhân vật được tạo ra không có sự cân đối, tỉ lệ bị sai lệch
  • C.Vẽ khung nhân vật trước khi uốn giúp định hình nhân vật cần tạo
  • D. Nên cuốn thêm dây thép ở phần thân để tạo hình được chắc chắn.

Câu 7: Trong tạo hình nhân vật 3D, dây thép (dây đồng) có tác dụng:

  • A.Định hình hình dáng nhân vật
  • B. Cố định các chi tiết trang trí
  • C. Giúp nhân vật có thể đứng được trên mặt phẳng
  • D. Giá đỡ nhân vật

Câu 8: Ngoài dây thép và giấy, có thể tạo ra nhân vật 3D từ các chất liệu khác như:

  • A. Đất sét
  • B. Bóng bay
  • C. Vải
  • D. A và B

Câu 9: Các dáng nhân vật có thể tạo từ dây thép là

  • A. Đứng
  • B. Ngồi
  • C. Đi, chạy
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Đâu không phải là một xu hướng trong điêu khắc thế giới?

  • A. Hiện thực
  • B. Biểu hiện
  • C. Tái hiện
  • D. Trừu tượng

Câu 11: Đâu là tên một lễ hội ở Việt Nam:

  • A.Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (Phú
    Thọ).
  • B. Ngày Quốc khánh 2/9.
  • C. Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
  • D. Ngày sách Việt Nam.

Câu 12: Đâu là tên lễ hội theo vùng miền, mùa ở Việt Nam:

  • A. Lễ hội đến Gióng (Hà Nội).
  • B. Lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận).
  • C. Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh).
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở miền sông nước:

  • A. Hội Lim.
  • B. Lễ hội Nghinh Ông.
  • C. Lễ hội chùa Hương.
  • D. Lễ hội Lồng Tồng. 

Câu 14: Đâu không phải là tên một lễ hội theo vùng ở nước ta:

  • A. Lễ hội Ka-tê.
  • B. Lễ hội tắm nước sông Hằng.
  • C. Lễ hội Buôn Đôn.
  • D. Lễ hội đền Hai Bà Trưng.

Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa văn hóa của lễ hội:

  • A. Lễ hội là chủ đề quen thuộc trong các sáng tác mĩ thuật.
  • B. Nhiều tác phẩm sử dụng màu sắc tươi vui để thể hiện không khí rộn ràng, náo nức trong lễ hội.
  • C. Lễ hội tập trung chủ yếu ở miền núi, đa số không có đồng bằng.
  • D. Những hoạt động như: đoàn rước, múa,…là nguồn cảm hứng để tạo nên các bố cục hấp dẫn sinh động.

Câu 16: Trong lễ hội, trang phục của mỗi nhân vật thể hiện:

  • A. Đặc điểm tính cách nhân vật
  • B. Vai trò và hoạt động của nhân vật
  • C. Nguồn gốc, lai lịch của nhân vật
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Quan sát bức tranh “Liền chị quan họ” của họa sĩ Nguyễn Nghĩa Duyện (SGK, trang 39), cho biết lễ hội được nhắc đến trong bức tranh là:

  • A. Hội Lim
  • B. Hội núi Bà Đen
  • C. Lễ hội Khai ấn đến Trần
  • D. Lễ hội chùa Hương

Câu 18:Các nhân vật trong tranh mặc loại trang phục gì?

  • A. Nón lá và áo bà ba – một loại trang phục truyền thống của phụ nữ vùng Nam bộ.
  • B. Trang phục sườn xám, được du nhập từ Trung Quốc
  • C. Nón quai thao và áo tứ thân – trang phục quen thuộc của phụ nữ Bắc bộ thời xưa.
  • D. Áo dài và nón lá -  biểu tượng của người phụ nữ Viện Nam.

Câu 19: Các lễ hội truyền thống của nước ta thường được tổ chức vào thời gian nào?

  • A. Mùa Xuân
  • B. Mùa Hạ
  • C. Mùa Thu
  • D. Mùa Đông

Câu 20: Hoạt cảnh là gì?

  • A. Hoàn cảnh diễn ra sự việc, có sự tham gia của các nhân vật
  • B. Cảnh diễn bằng người đứng yên trên sân khấu để tượng trưng một sự việc
  • C. Không gian sân khấu, dựng lại hoàn cảnh diễn ra sự việc
  • D. Là một phân đoạn trong một vở diễn sân khấu

Câu 21: Để tạo được mô hình hoạt cảnh ngày hội, yếu tố chính cần thể hiện là:

  • A. Hình tượng các nhân vật
  • B. Cảnh vật xung quanh phù hợp với hình tượng nhân vật
  • C. Cốt chuyện xoay quanh các nhân vật
  • D. A và B

Câu 22: Việc khai thác vốn văn hóa truyền thống trong sáng tạo mĩ thuật là:

  • A.Khai thác vẻ đẹp tạo hình được truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên những sản phẩm mĩ thuật gần gũi, thân quen với cảm nhận của người xem.
  • B. Khai thác vẻ đẹp nội dung ẩn sau bên trong, tạo nên những sản phẩm mĩ thuật gần gũi, thân quen với cảm nhận của người xem.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 23: Đâu không phải một hoạt động cần thiết để tạo ra hoạt cảnh?

  • A. Tạo cảnh vật phù hợp với hoạt động của nhân vật
  • B. Nghiên cứu tính cách nhân vật
  • C. Sắp xếp nhân vật và cảnh vật tạo mô hình hoạt cảnh
  • D. Thêm chi tiết và hoàn thiện mô hình hoạt 

Câu 24: Màu sắc thường được sử dụng để tạo ra hoạt cảnh ngày hội là:

  • A. Các màu sắc tươi sáng
  • B. Các gam màu trầm
  • C. Các màu sắc tương đồng
  • D. Theo lựa chọn ngẫu nhiên của tác giả

Câu 25: Có thể chọn vị trí dựng hoạt cảnh như thế nào?

  • A. Ở trong nhà
  • B. Ở ngoài trời
  • C. Không cần xác định
  • D. A và B

Câu 26: Các lễ hội truyền thống của nước ta thường được tổ chức vào thời gian nào?

  • A. Mùa Xuân
  • B. Mùa Hạ
  • C. Mùa Thu
  • D. Mùa Đông

Câu 27: Một lễ hội truyền thống thường bao gồm mấy phần?

  • A. 3 phần: phần lễ, phần hội, phần trò chơi dân gian
  • B. 2 phần: phần lễ và phần hội
  • C. 2 phần: phần hội và phần trò chơi
  • D. Không có khung chương trình rõ ràng 

Câu 28: Đâu không phải là một trò chơi dân gian:

  • A. Ô ăn quan.
  • B. Trồng nụ trồng hoa.
  • C. Cướp cờ.
  • D. Đẩy gậy.

Câu 29: Khi thể hiện dáng người, đặc điểm trong trò chơi dân gian cần chú ý điều gì?

  • A. Động tác, mối quan hệ tương quan giữa tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân sao cho hài hòa, thuận mắt.
  • B. Biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi.
  • C. Cả A và B đều đúng,
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 30: Biểu hiện của nguyên lí cân bằng trong hội họa được thể hiện ở:

  • A. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trên - dưới tạo cảm giác vững chắc, hài hòa,.
  • B.Sự phân bố của màu sắc hài hòa tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh.
  • C. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trước - sau
  • D. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trái - phải tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều