[CTST] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thiên nhiên kỷ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra nguyên liệu mới nào để chế tạo công cụ và vũ khí?
- A. Đồ đá
- B. Hợp kim
C. Kim loại
- D. Chất dẻo
Câu 2: Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở
- A. Tây Á và Đông Nam Á.
B. Tây Á và Bắc Phi.
- C. Tây Á và Nam Mĩ.
- D. Tây Á và Nam Á
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự “chung lưng đấu cật”, hợp tác lao động và hưởng thụ lao động bằng nhau trong xã hội nguyên thủy?
- A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
- B. Do công cụ lao động quá thô sơ.
C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất.
- D. Do quan hệ huyết tộc.
Câu 4: Lý do chính nào sau đây khiến con người thời nguyên thủy phải hợp tác với nhau trong lao động?
- A. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
B. Yêu cầu công việc và trình độ lao động.
- C. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống.
- D. Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau.
Câu 5: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là:
- A. đồng thau - đồng đỏ - sắt.
B. đồng đỏ - đồng thau - sắt
- C. đồng đỏ - kẽm - sắt.
- D. kẽm - đồng đỏ - sắt.
Câu 6: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là gì?
- A. Xã hội có giai cấp ra đời.
- B. Gia đình phụ hệ ra đời.
C. Tư hữu xuất hiện.
- D. Thị tộc tan rã.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải hệ quả do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?
- A. Xuất hiện tư hữu.
- B. Xuất hiện giai cấp.
- C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.
Câu 8: Việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí đã mang lại kết quả gì lớn nhất?
- A. khai khẩn được đất hoang
- B. đưa năng suất lao động tăng lên
- C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.
Câu 9: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu - nghèo,… là những hệ quả của việc sử dụng:
- A. công cụ đá mới.
- B. công cụ bằng kim loại.
- C. công cụ bằng đồng.
D. công cụ bằng sắt.
Câu 10: Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?
- A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao
- B. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo
- C. Con cái lấy theo họ bố
D. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện
Câu 11: Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần như thế nào?
A.Chia đều.
- B.Chia theo địa vị.
- C.Chia theo năng suất lao động.
- D.Chia theo tuổi tác.
Câu 12: Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi nào?
- A. Sản phẩm thừa thường xuyên
B. Tư hữu xuất hiện
- C. Cuộc sống thấp kém
- D. Cụng cụ kim loại xuất hiện
Câu 13: Con người biết dùng đồng thau vào khoảng:
- A. 1000 năm TCN
B. 2000 năm TCN
- C. 3500 năm TCN
- D. cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN
Câu 14: Xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng vào thời gian nào?
- A .Hơn 4000 năm TCN.
- B. Hơn 3000 năm TCN.
C. Hơn 2000 năm TCN
- D. Hơn 1000 năm TCN.
Câu 15: Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú?
- A. Đá
- B. Gỗ
C. Kim loại
- D. Nhựa
Câu 16: Cư dân Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?
- A. 2000 năm trước
- B. 3000 năm trước
C. 4000 năm trước
- D. 1000 năm trước
Câu 17: Các nền văn hoá gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là
A. Phùng Nguyên, Đông Đậu, Gò Mun.
- B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Ốc Eo
- C. Phùng Nguyên, Núi Đọ, Đa Bút.
- D. Đồng Đậu, Hoa Lộc, Tràng An.
Câu 18: Xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để vì:
- A. Cư dân phương Đông không muốn mất đi các mối quan hệ gắn bó đã được xây dựng trước đó
B. Cư dân phương Đông thường sống quần tụ, cùng đào mương, đắp đê, chống giặc ngoại xâm nên nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn được bảo lưu
- C. Trong xã hội không có của cải dư thừa
- D. Ở các quốc gia phương Đông không xuất hiện tư hữu.
Câu 19: Việc phát hiện ra kim loại và sử dụng ngày càng phổ biến kim loại trong sản xuất đã dẫn đến thay đổi lớn nào trong đời sống xã hội của người nguyên thủy?
- A. Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi phát triển.
- B. Kỹ thuật luyện kim và chế tạo đồ đồng phát triển, các nghề thủ công nghiệp trở thành ngành sản xuất riêng.
- C. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất, thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra của cải dư thừa.
D. Người đàn ông trở thành chủ gia đình trong các thị tộc; xã hội bắt đầu phân hóa giàu - nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã
Câu 20: Việc sử dụng công cụ bằng kim loại không giúp cho người nguyên thủy ở Việt Nam
- A. mở rộng địa bàn cư trú, rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
- B. làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, biết nung gốm, đúc đồng,..
- C. sống định cư lâu dài ở ven các con sông lớn, tạo thành những khu vực tập trung dân cư, chuẩn bị cho sự ra đời của các quốc gia sơ kì đầu tiên.
D. hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra nhà nước Âu Lạc.
Xem toàn bộ: [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử 6 bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận