Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 4: Xã hội nguyên thủy

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những công cụ lao động của người nguyên thủy được các nhà khảo cổ học gọi là gì?

  • A. Công cụ lao động
  • B. Di chỉ khảo cổ.
  • C. Rìu tay, mảnh tước
  • D. Hóa thạch tối cổ.

Câu 2: Tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người là gì?

  • A. Công xã
  • B. Bầy người
  • C. Thị tộc và bộ lạc
  • D. Cộng đồng

Câu 3: Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là:

  • A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
  • B. sống theo bầy đàn.
  • C. tính cộng đồng cao.
  • D. hưởng thụ bằng nhau.

Câu 4: Vì sao trong xã hội nguyên thủy sự bình đẳng vẫn luôn được coi là “nguyên tắc vàng”?

  • A. Mọi người sống trong cộng đồng
  • B. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.
  • C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống
  • D. Đó là quy định của các thị tộc.

Câu 5: Giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người là giai đoạn nào?

  • A. Xã hội có giai cấp và nhà nước.
  • B. Xã hội phong kiến.
  • C. Xã hội nguyên thủy.
  • D. Xã hội tư bản.

Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện? 

  • A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
  • B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
  • C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
  • D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

Câu 7: Nguyên nhân chính làm cho xã hội nguyên thủy tan rã là do đâu?

  • A. Sự phân phối sản phẩm thừa không đều
  • B. Sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc
  • C. Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao
  • D. Sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ

Câu 8: Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” nhưng con người không muốn xã hội đó tồn tại vĩnh viễn là do:

  • A. đại đồng trong văn minh.
  • B. đại đồng nhưng mông muội.
  • C. không kích thích con người vươn lên trong cuộc sống.
  • D. không giải phóng được sức lao động của con người.

Câu 9: Ở ven một con sông nọ, có 12 gia đình gồm hai, ba thế hệ có chung dòng máu, cùng sinh sống với nhau. Đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ?

  • A. Bầy người nguyên thủy
  • B. Thị tộc
  • C. Xóm làng
  • D. Bộ lạc

Câu 10:  Cuộc sống của người nguyên thủy lệ thuộc vào:

  • A. Canh tác nông nghiệp

  • B. Tự nhiên
  • C. Nguồn nước từ các sông, hồ

  • D. Nguồn tài nguyên thiên thiên

Câu 11: Việc tạo ra của cải thừa thường xuyên đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng nào trong xã hội nguyên thủy?

  • A. Giai cấp và nhà nước ra đời.
  • B. Làm cho đời sống vật chất của con người được nâng cao.
  • C. Con người bắt đầu biết sáng tạo nghệ thuật.
  • D. Làm xuất hiện tư hữu và quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ.

Câu 12: Khi nào người tinh khôn săn bắt được những loài thú lớn, chạy nhanh?

  • A. Khi biết sử dụng lao, mũi tên
  • B. Khi công cụ lao động được cải thiện.
  • C. Khi phát hiện ra đồ sắt.
  • D. Khi phát hiện ra đồ đồng

Câu 13: Đâu là tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người?

  • A. Công xã
  • B. Bầy người
  • C. Thị tộc và bộ lạc
  • D. Cộng đồng

Câu 14: Xã hội nguyên thủy phát triển qua hai giai đoạn là

  • A. Vượn người và Người tối cổ
  • B. Người tối cổ và Người tinh khôn
  • C. Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc
  • D. Bầy người nguyên thủy và công xã nông thôn 

Câu 15: Bầy người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào:

  • A. Săn bắn, chăn nuôi
  • B. Săn bắt, hái lượm
  • C. Trồng trọt, chăn nuôi
  • D. Săn bắt, hái lượm, trồng trọt và chăn nuôi

Câu 16: Người nguyên thủy từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình và làm cho đời sống ngày càng phong phú hơn là nhờ:

  • A. Biết giữ lửa và tạo ra lửa
  • B. Lao động
  • C. Sự phân công lao động
  • D. Công cụ lao động bằng kim loại

Câu 17: Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần cụ thể như thế nào?

  • A. Chia theo địa vị.
  • B. Chia đều
  • C. Chia theo năng suất lao động.
  • D. Chia theo tuổi tác

Câu 18: Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc cụ thể là gì?

  • A. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động.
  • B. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.
  • C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước.
  • D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.

Câu 19: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là quan hệ gì?

  • A. hợp tác lao động.
  • B. phân công lao động luân phiên.
  • C. lao động độc lập theo hộ gia đình.
  • D. hưởng thụ bằng nhau

Câu 20: Cư dân nền văn hóa nào ở Việt Nam đã bước đầu biết làm nông nghiệp?

  • A. Cư dân văn hóa Hòa Bình
  • B. Cư dân Núi Đọ (Thanh Hóa)
  • C. Cư dân văn hóa Bắc Sơn (Lạng Sơn)
  • D. Cư dân văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An)

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo