Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quốc gia nào dưới đây không thuộc lãnh thổ khu vực Đông Nam Á?

  • A. Việt Nam
  • B. Trung Quốc
  • C. Thái Lan
  • D. Campuchia 

Câu 2: Giữa văn hóa và nhà nước có sự tương đồng nào không? Giải thích vì sao? 

  • A. Có, vì văn hóa là bộ phận nhỏ của nhà nước
  • B. Có, vì nhà nước với tư cách là một thành tố văn hóa nổi bật nhất của văn hóa
  • C. Không, vì cả hai là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.
  • D. Có, vì giữa văn hóa và nhà nước có một sự tương đồng nhất định về sự bình đẳng của các nền văn hóa, khi nói đến nhà nước với tư cách là một thành tố văn hóa nổi bật nhất của văn hóa. 

Câu 3: Nguyên nhân quan trọng nào dưới đây đã quy định văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Hinđu giáo?

  • A. Thời gian ra đời muộn.
  • B. Thời gian ra đời sớm.
  • C. Cư dân có trình độ cao.
  • D. Sự phát triển của ngoại thương.

Câu 4: Ngành sản xuất nào được cho là phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?

  • A. Nông nghiệp
  • B. Thủ công nghiệp
  • C. Thương nghiệp
  • D. Ngư nghiệp

Câu 5: Khái niệm nào dưới đây đúng nhất khi nói về văn minh?

  • A. Văn minh là thời điểm tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.
  • B. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển của nền văn hóa trong một giai đoạn dài.
  • C. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa
  • D. Văn minh là trạng thái tiến bộ về mặt vật của xã hội loài ngƣời, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.

Câu 6: Nghệ thuật điều khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của nước nào?

  • A. Ai Cập
  • B. Hy Hạp
  • C. Trung Quốc
  • D. Ấn Độ

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham-pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
  • B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
  • C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
  • D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

Câu 8: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa cụ có điểm gì khác biệt?

  • A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
  • B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
  • C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
  • D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh. 

Câu 9: Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như:

  • A. Óc Eo
  • B. Trà Kiệu
  • C. Pa-lem-pang
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á đầu Công nguyên là gì?

  • A. Hình thành nên thương cảng Ốc Eo.
  • B. Giúp cho người Trung Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn buôn bán.
  • C. Thúc đẩy những cuộc chiến tranh trong nội bộ khu vực.
  • D. Tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ.

Câu 11: Những mặt hàng chủ yếu nào được dùng trong trao đổi và buôn bán ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên? 

  • A. Dầu ô liu và rượu nho.
  • B. Đồ gốm.
  • C. Hồ tiêu, đậu khấu, trầm hương, san hô, ngọc trai.
  • D. Trầm hương, nước mắm.

Câu 12: Vương quốc Pa-gan của người Miến chịu ảnh hưởng từ tôn giáo nào? 

  • A. Công giáo
  • B. Nho giáo
  • C. Phật giáo
  • D. Đạo Hồi

Câu 13: Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa là?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
  • B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
  • D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ

Câu 14: Vì sao Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

  • A. Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
  • B. ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
  • C. ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
  • D. Cả 3 đáp án trên 

Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào việc giao lưu với bên ngoài.

  • B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.
  • C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với thương nhân Ấn Độ.
  • D. Các thương cảng nổi tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.

Câu 16: Nền văn hoá có ảnh hưởng nhiều nhất khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên là:

  • A. Văn hóa Ấn Độ
  • B. Văn hóa Trung Hoa
  • C. Văn hoá La Mã.
  • D. Văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 17: Loại hình điêu khắc chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á từ đầu CN đến thế kỉ X là?

  • A. Phù điều
  • B. Các bức chạm nỗi
  • C. Tượng thần, Phật
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Hin-đu giáo phổ biến ở các quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á?

  • A. Phù Nam
  • B. Pa-gan và Phù Nam
  • C. Chăm pa
  • D. Chăm Pa và Chân Lạp

Câu 19: Văn tự chính của nhiều vương quốc Đông Nam Á thời bấy giờ là:

  • A. Chữ Nôm
  • B. Chữ Hán
  • C. Chữ Phạn
  • D. Chữ Mã Lai cổ

Câu 20: Hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỷ X là:

  • A. Khu đền tháp Mỹ sơn (Việt Nam) và Đền Angkor-Watt (Cam-pu-chia)
  • B. Quần thể Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) và Chùa Wat Arun (Thái Lan)
  • C. Khu đền tháp Mỹ sơn (Việt Nam) và Quần thể Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a)
  • D. Chùa Wat Arun (Thái Lan) và Đền Angkor-Watt (Cam-pu-chia)

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo