[CTST] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cuộc nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
- A. Chế độ cai trị hà khắc của nhà Hán.
B. Thi Sách bị quan Thái thú Tô Định giết chết.
- C. Đời sống nhân dân lầm than.
- D. Quan Tô Định tham lam, tàn bạo, bóc lột.
Câu 2: Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở đâu?
A. Cửa sông Hát
- B. Mê Linh
- C. Luy Lâu
- D. Giao Chi
Câu 3: Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là?
- A. Trả thù cho chồng
- B. Trả thù cho đất nước
- C. Khôi phục lại thế lực vua Hùng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Sau thời gian ngắn khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giải phóng bao nhiêu tỉnh thành?
- A. 63
- B. 54
C. 65
- D. 66
Câu 5: Vì sao nhân dân lại hưởng ứng cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng?
- A. Vì ngưỡng mộ hai bà
- B. Vì căm phẫn chế độ độc tài
C. Vì căm giận chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán.
- D. Vì yêu nước
Câu 6: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?
A. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước
- B. Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu.
- C. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.
- D. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội.
Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
- A. Bà là người có sức khỏe, có mưu lớn.
- B. Bà là người giàu mưu trí.
- C. Nhiều nghĩa sĩ đã cùng bà chuẩn bị khởi nghĩa.
D. Chính sách áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến phương Bắc.
Câu 8: Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa trong tình hình xã hội nước ta như thế nào?
- A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.
B. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.
- C. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.
- D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.
Câu 9: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
- B. Chống ách đô hộ của nhà Hán
- C. Chống ách đô hộ của nhà Đường
- D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc
Câu 10: Theo anh (chị) sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân hay không? Vì sao?
- A. Có, vì Lý Nam Đế là người đứng đầu quốc gia
B. Không, vì hậu duệ của Lý Nam Đế vẫn còn sống và tiếp tục đấu tranh
- C. Có, vì Lý Nam Đế không có người nối dõi
- D. Không, vì nhân dân Giao Châu vẫn đấu tranh mà không cần người lãnh đạo
Câu 11: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào năm nào?
A. Năm 542
- B. Năm 245
- C. Năm 524
- D. Năm 245
Câu 12: Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
- A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
- B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt
C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta
- D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô
Câu 13: Đây là câu nói của nhân vật lịch sử nào?
“Tôi muốn cưỡi gió đạp sóng, chèm cả kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt trước người đời, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?"
- A. Trưng Trắc
- B. Trưng Nhị
C. Bà Triệu
- D. Lê Chân
Câu 14: Nghĩa quân làm chủ vùng đất Đường Lâm, chiếm thành Tống Bình, sắp đặt việc cai trị trong vòng 9 năm. Đây là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
- C. Khởi nghĩa Lý Bí.
- B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 15: Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gần với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
- B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
- C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
D. Khởi nghĩa của Lý Bí.
Câu 16: Nhận xét nào không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh của nhân dân Giao Châu do Lý Bí Lãnh đạo?
- A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
- B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt
C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta
- D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô
Câu 17: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tổng Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu?
- A. 3 năm
B. 9 năm
- C. 10 năm
- D. Hơn 60 năm
Câu 18: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra vào thời gian nào?
- A. Giữa thế kỷ VI
B. Đầu thế kỷ VII
- C. Đầu thế kỷ VIII
- D. Cuối thế kỷ X
Câu 19: Xác định câu đúng về nội dung lịch sử:
- A. Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã nổi dậy khởi nghĩa và giành thắng lợi.
- B. Trưng Trắc được suy tôn làm “Lệ Hải Bà Vương”, đóng đó ở Mê Linh.
- C. Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nên nước Vạn Xuân, đóng đó ở Cổ Loa (Hà Nội).
D. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan không chỉ lan rộng ra phạm vi cả nước mà còn được cả nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp hưởng ứng.
Câu 20: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là
- A. động Khuất Lão.
- B. cửa sông Tô Lịch
- C. thành Long Biên.
D. đầm Dạ Trạch.
Xem toàn bộ: [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử 6 bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận