Tóm tắt kiến thức lịch sử 6 chân trời 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 6 chân trời sáng tạo bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 18: CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC THẾ KỈ X
1. KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40-43)
- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc chống ách đô hộ, bảo vệ nhân dân, khôi phục lại nền độc lập, tự chủ đã được thiết lập từ thời Hùng Vương dựng nước.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Tháng 3 - 40, Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, tướng lĩnh đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa.
+ Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống đánh chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội).
+ Tháng 4 - 40, Hai Bà chiếm được Luy Lâu, thái thú Tô Định chạy trốn về quận Nam Hải (Quảng Đông).
+ Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.
+ Mùa hè năm 42, nhà Hán đem quân đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại Nhân dân thương tiếc, lập đền thờ hai bà ở khắp nơi.
- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt.
+ Tạo nền tảng, truyền thống đấu tranh và cổ vũ cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này.
2. KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU (NĂM 248)
- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu: Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.
- Những nét chính của cuộc khởi nghĩa:
+ Từ căn cứ núi Nưa nghĩa quân đánh phá các thànhấp của bọn quan lại đô hộ ở Cửu Chân rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
+ Nhà Ngô lo sợ, vội cử quân sang đàn áp. Dù chiến đấu anh dũng nhưng do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân bị tiêu diệt. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hoá).
3. KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NƯỚC VẠN XUÂN (NĂM 542-602)
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
+ Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên (Bắc Ninh), làm chủ Giao Châu. Nhà Lương đã hai lần huy động quân sang đàn áp nhưng đều thất bại nặng nề.
+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, hiệu là Lý Nam Đế. Ông đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), cho xây điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc, cho đúc tiền riêng.
+ Tháng 5 - 545, Nhà Lương cử quân xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục, một vị tướng trẻ tài ba. Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây đựng căn cử và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
+ Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng vương (Triệu Việt Vương).
+ Năm 602, nhà Tuỳ đem quân xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.
4. KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN (NĂM 713-722)
- Những nét chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
+ Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Đường, năm 713, nhân dân Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) vùng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan.
+ Từ Hoan Chảu, khởi nghĩa lan rộng ra khắp các châu, huyện.
+ Mai Thúc Loạn chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An) để xây thành Vạn An. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.
+ Từ thành Vạn An, nghĩa quân tiến ra Bắc, đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).
+ Năm 722, nhà Đường phải 10 vạn quân sang đàn áp, khởi nghĩa bị dập tắt.
+ Khởi nghia Mai Thúc Loan đã giành và giữ chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 - 722).
5. KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG
- Những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng:
+ Khoảng cuối thế kỉ VIII, ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phùng Hưng đã hợp quân khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.
+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.
+ Khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An lên nối nghiệp cha. Sau đó, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận