Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là nơi tập trung các quốc gia thành thị của người Xu-me?

  • A. Vùng thượng lưu sông Ấn và sông Hằng
  • B. Vùng hạ lưu sông Ơ-pơ-rát và Ti-gơ-rơ
  • C. Vùng Thượng lưu sông Ti-gơ-rơ
  • D. Lưu vực sông Ơ-pơ-rát

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Nếu ai lười biếng không chịu củng cố đập chắn nước trên đồng ruộng của mình và vì thế cái đập không được vững chắc, trong đập phát sinh lỗ hổng và nước làm ngập lụt ruộng đất đã cày cấy của công xã, thì người có cái đập có lỗ hổng đó phải bồi thường số hoa màu bị thiệt hại”.

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì? 

  • A. Vấn đề lĩnh canh ruộng đất.
  • B. Vấn đề bảo vệ công trình thủy lợi.
  • C. Vấn đề trồng vườn.
  • D. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong sản xuất.

 Câu 3: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào dưới đây ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?

  • A. Trung Quốc - vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
  • B. Ai Cập - vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp
  • C. Lưỡng Hà - vì phải đi buôn bán

Câu 4: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

  • A. Chữ tượng hình.
  • B. Chữ tượng ý.
  • C. Chữ tượng thanh.
  • D. Chữ Phạn.

Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì? 

  • A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
  • B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
  • C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
  • D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.
  • D. Ấn Độ - vì phải tính thuế ruộng đất hàng năm

Câu 6: Tri thức đầu tiên của người phương Đông cổ đại về thiên văn là gì?

  • A. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
  • B. Một năm chia thành 12 tháng và một ngày 24 giờ.
  • C. Thời gian trong năm được tính bằng tháng, ngày, giờ
  • D. Sự chuyển động của Mặt trời, Mặt Trăng.

Câu 7: Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời là xuất phát từ nhu cầu

  • A. Nhu cầu trao đổi
  • B. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị
  • C. Ghi chép và lưu giữ thông tin
  • D. Phục vụ giới quý tộc

Câu 8: Em hãy đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên nói lên điều gì?

  • A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
  • B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
  • C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
  • D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.

Câu 9: Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông cụ thể được cho là được hình thành ở

  • A. trên các hòn đảo
  • B. lưu vực các dòng sông lớn
  • C. trên các vùng núi cao
  • D. ở các thung lũng

Câu 10: Theo em vì sao trong các bộ luật nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?

  • A. Người phương Đông cổ đại rất coi trọng công tác thủy lợi.

  • B. Để đảm bảo tưới tiêu cho ruộng đồng.

  • C. Ở đây nghề nông là gốc.

  • D. Hình thành bên lưu vực các dòng sông lớn, công tác trị thủy và thủy lợi là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển quốc gia.

Câu 11: Bộ luật thành văn quan trọng của người Lưỡng Hà là

  • A. bộ luật Ha-mu-ra-bi.
  • B. bộ luật La Mã.
  • C. bộ luật 12 bảng.
  • D. bộ luật Ha-la-kha

Câu 12: Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết

  • A. hình nêm.
  • B. hình nón. 
  • C. hình trụ.
  • D. hình tròn.

Câu 13: Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở?

  • A. Số 40.
  • B. Số 50
  • C. Số 60.
  • D. Số 70.

Câu 14: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là 

  • A. bộ sử thi Đăm Săn. 
  • B. thần thoại Héc-quyn (Hercules).
  • C. bộ sử thi Gin-ga-mét.
  • D. thần thoại Nữ Oa.

Câu 15: Công trình kiến trúc nổi tiếng nào của người Lưỡng Hà được xem là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

  • A. Công thành Ba-bi-lon
  • B. Vườn treo Ba-bi-lon
  • C Hộp gỗ thành Ua.
  • D. Cung điện Umma

Câu 16: Bộ luật thành văn của người Lưỡng Hà ra đời năm nào?

  • A. Năm 1750 TCN
  • B. Năm 1700 TCN
  • C. Năm 1670 TCN
  • D. Năm 1650 TCN

Câu 17: Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên

  • A. giấy pa-pi-rút. 
  • B. the tre.
  • C. đất sét.
  • D. xương thủ.

Câu 18: Người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà vào năm nào?

  • A. Năn 730 TCN
  • B. Năm 650 TCN
  • C. Năm 938 TCN
  • D. Năm 539 TCN

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều