Dễ hiểu giải Lịch sử 6 Chân trời bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Giải dễ hiểu bài 7: Lưỡng Hà cổ đại. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 6 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Câu hỏi:
- Quan sát hình 7.1 và lược đồ 7.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy chỉ ra đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lương Hà cổ đại?
- Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân?
Giải nhanh:
- Đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lương Hà cổ đại:
Lưỡng Hà | Ai Cập |
- Nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rat (Euphrates) và Ti-go-rơ - Là vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ 2 con sông. | - Nằm ở phía đông bắc châu Phi, dọc hai bên bờ sông Nin. - Phía bắc vùng hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung hải - Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi, đồi cát - Phía tây và đông giáp sa mạc |
- Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân là do Lưỡng Hà có địa hình thiên nhiên không hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán trao đổi hàng quá phát triển mạnh
II. NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
Câu hỏi:
- Đặc điểm nổi bật trong quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là gì?
- Quan sát lược đồ 7.3 em hãy kể tên những thành thị mới được xây dựng sau khi người Xu-me đến cư trú ở Lưỡng Hà
Giải nhanh:
- Đặc điểm nổi bật trong quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là: Khoảng 3500 TCN, họ đã xây dựng lên những quốc gia thành thị nổi tiếng như Ua, U-rúc, Ki-sơ, La-gat ở vùng hạ lưu và tiếp tục phát triển xây dựng lên các vương quốc khác nhau
- Những thành thị mới được xây dựng sau khi người Xu-me đến cư trú ở Lưỡng Hà: U-rúc, Ua, Um-ma, Ba-bi-lon, At-sua, Ma-ri,....
III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
Câu hỏi:
- Em hãy kể tên những thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại
- Quan sát hình 7.3, theo em người Xu-me dùng dụng cụ có hình dạng như thế nào để khắc chữ trên những miếng đất sét
Giải nhanh:
Thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Chữ viết và văn học | chữ nêm, hình góc, bộ sử thi Gin-ga-met |
Luật pháp | bộ luật Ha-mu-ra-bi ra đời năm 1750 |
Toán học | hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở |
Kiến trúc và điêu khắc | sử dụng vật liệu đất sét để xây dựng, gạch để tạc tượng, nặn tượng, công trình vườn treo Ba-bi-lon |
- Người Xu-me dùng một dụng cụ viết được cắt cẩn thận được ép vào đất sét mềm để tạo ra các ấn tượng giống như hình nêm đại diện cho các dấu hiệu từ hoặc chữ tượng hình để khắc chữ trên những miếng đất sét.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
LUYỆN TẬP
Câu 1: Quan sát lược đồ 7.2 em hãy cho biết các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực nào?
Giải nhanh:
Các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực ven các con sông lớn là sông Ơ-phơ-rat và sông Ti-go-ro
VẬN DỤNG
Câu 3: Thành tựu nào của người Lưỡng Hà cổ đại còn có ảnh hưởng đến ngày nay?
Giải nhanh:
Thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại có ảnh hưởng đến ngày nay như:
- Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở để chia một giờ thành 60p, một phút bằng 60 giây và chia một vòng tròn thành 360 độ
- Những di tích kiến trúc điêu khắc vẫn còn đến ngày nay như vườn treo Ba-bi-lon
Câu 4: Kể tên những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại
Giải nhanh:
Những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại: đồng đô, đo độ
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận