Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Đảo ngữ là gì? Cho ví dụ?

Câu 2: Nêu khái niệm của từ tượng hình và từ tượng thanh? Cho ví dụ?

Câu 3: Câu hỏi tu từ là gì? Cho ví dụ?

Câu 4: Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh?

2. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó.

a) Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
     (Bà Huyện Thanh Quan)
b) Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
(Trần Tế Xương)
c) Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận)
d) Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
(Tố Hữu)

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu in đậm dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó đối với việc liên kết câu.

  1. a) Chúng nó đã giở ra với chị biết bao nhiêu là trò mua vui. Nào nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn. Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
  2. b) Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành […]. Hành nhà thị may ra còn. (Nam Cao)

Câu 3: Xác định câu hỏi tu từ trong những câu dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi câu hỏi tu từ đó.

  1. a) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ)

  1. b) Vì sao hỡi miền Nam yêu dấu

           Người không hề tiếc máu hi sinh?

          Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu

          Người hiên ngang không chịu cúi mình?

(Tố Hữu)

  1. c) Con gái tôi vẽ đây ư? (Tạ Duy Anh)

Câu 4: Ghép các từ tượng hình, từ tượng thanh (in đâm) ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B:

A. Từ tượng hình, từ tượng thanh

B. Nghĩa

a) Ậm ọe quan trường miệng thét loa

(Trần Tế Xương)

1) (Vóc dáng) bé nhỏ quá mức

b) Lom khom dưới núi, tiều vài chú

(Bà Huyện Thanh Quan)

2) dài hoặc cao quá, mất cân đối

c) Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

3) ở tư thế còng lưng xuống

d) … Đôi mắt lão ầng ậng nước…

(Nam Cao)

4) thưa và rải rác mỗi chỗ, mỗi lần một ít

 Câu 5: Đọc các đoạn trích trong Lão Hạc của Nam Cao và trả lời câu hỏi:

- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc

- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?.

- Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

  1. Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh tự nhiên, con người.
  2. Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự.

Câu 6: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau.

- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.

- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.

- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em hãy đặt câu với những từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.

Câu 2: Phân biệt nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hố hố, cười hơ hớ.

Câu 3: Vận dụng kiến thức về biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.

  1. Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.
  2. Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thết tha dịu dàng. 
  3. Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay thấp thoáng về tổ.

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 7, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều bài 7, câu hỏi ôn tập 4 mức độ bài 7 Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác