Lý thuyết trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Thực hành tiếng Việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐẢO NGỮ, CÂU HỎI TU TỪ, TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH
I. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC:
1. Đảo ngữ
Đảo ngữ là biện pháp tu từ, theo đó, một bộ phận câu đượpc chuyển từ vị trsi thông thường sang vị trí khác nhằm nhấn mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận nào đó hoặc tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong văn bản. Trong một số trường hợp, đảo ngữ vừa nhấn mạnh vừa tạo sự liên kết
2. Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ là câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng không dùng để hỏi mà dùng để gián tiếp biểu thị các mục đích giao tiếp khác nhau như cầu khiến, biểu cảm...
3. Từ tượng hình và từ tượng thanh
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh của sự vật như lom khom, lênh khênh, rũ rượi, vắt vẻo, …Từ tượng thanh là từ gợi tả, mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc âm thanh do con người tạo ra như ào ào, ha hả, …
- Từ tượng hình và từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sống động, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; do đó, thường được sử dụng trong văn thơ và khẩu ngữ
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1:
- Biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa,", so sánh âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát - tương đồng về đặc điểm âm thanh: hay, thánh thót và văng vẳng mơ hồ từ phía xa vọng lại.
- Tác dụng: Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. Tiếp đến là câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi cho tôi hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.
Bài tập 2:
a. Biện pháp đảo ngữ: Lom khom dưới núi; Lác đác bên sông
Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây
b.
- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử
Tác dụng: nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả của những vị quan hiền tài của đất nước trong thời gian đấy.
- Biện pháp đảo ngữ: Ậm oẹ quan trường
Tác dụng: nhấn mạnh thái độ, tác phong của quan trường trong kì thi tìm kiếm nhân tài cho đất nước.
c. Biện pháp đảo ngữ: Củi một cành khô
Tác dụng: nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, bọt bèo của kiếp người trong cuộc sống.
d. Tác dụng: nhấn mạnh sự xuất hiện của kẻ thù xâm lược và làm nổi bật hình ảnh “trời thu” ngày diễn ra Cách mạng tháng 8.
Bài tập 3:
a. Tác dụng: Đảo ngữ tạo sự liên kết giữa hai câu. "Những cuộc vui" là từ thay thế các động (nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn) ở câu trước.
b. Tác dụng: Đảo ngữ tạo sự liên kết giữa hai câu. Từ "Hành" đầu câu trùng lặp với từ "hành" có trong câu trước.
Bài tập 4:
a. Câu hỏi tu từ: Thời oanh liệt nay còn đâu?
Tác dụng: giúp cho câu thơ thêm sinh động về hình thức. Còn về nội dung bộc lộ được cảm xúc trông mong, nhớ về thời oanh liệt, thể hiện sự thất vọng tột cùng.
b.
- Câu hỏi tu từ: Người không hề tiếc máu hi sinh?
Tác dụng: làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc cảm giác hào hùng của lịch sử dân tộc.
- Câu hỏi tu từ: Người hiên ngang không sợ cúi mình?
Tác dụng: làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc cảm giác hào hùng của lịch sử dân tộc.
c. Câu hỏi tu từ: Con gái tôi vẽ đấy ư?
Tác dụng: dùng để hỏi và khẳng định chắc chắn.
Bài tập 5:
a – 7; b - 3; c - 4; d - 6; e - 5g - 2; h - 1
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận