Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 cánh diều bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh
1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)
Câu 1: Đảo ngữ là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: Nêu khái niệm của từ tượng hình và từ tượng thanh? Cho ví dụ?
Câu 3: Câu hỏi tu từ là gì? Cho ví dụ?
Câu 4: Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh?
Câu 1:
Đảo ngữ là một hình thức tu từ có đặc điểm: thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.
Câu đảo ngữ trong tiếng Việt:
Ví dụ 1:
Trật tự thông thường:
- Những bóng thù hắc ám đã tan tác
Trời thu tháng Tám đã sáng lại
Trật tự đảo ngữ:
- Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
(Tố Hữu)
Đây là kiểu câu thơ đảo trật tự thành phần có tác dụng nhấn mạnh và gợi hình, gợi tả cho câu thơ hơn.
- Những bóng thù hắc ám - thế lực giặc ngoại xâm
- Trời thu tháng tám - chiến thắng cách mạng tháng Tám
Ví dụ 2:
Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoảng thoảng đâu đây.
Trật tự thông thường:
- Vây quanh em một biển lúa vàng
- thoảng thoảng đâu đây hương lúa chín
Những cụm từ gợi hình, gợi được đặt lên đầu câu, có tác dụng nhấn mạnh vào những thành phần đảo, tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc, khiến cho câu văn thêm sinh động.
Ví dụ 3:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi à Tổ quốc ta ơi đẹp vô cùng
(Tố Hữu)
Đảo ngữ ở đây thể hiện sắc thái biểu cảm.
Câu 2:
Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Trong đó, "tượng" tức là mô phỏng và "thanh" là âm thanh. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.
Ví dụ:
- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng mưa: Rào rào, ấm ầm, lộp độp, tí tách,...
- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gió: Xào xạc, lao xao, vi vu, vi vút,...
- Từ tượng thanh mô ta tiếng cười của con người: Hi hi, ha ha, khanh khách, khúc khích,...
- Từ tượng thanh mô tả tiếng chị kêu: chiêm chiếp, líu lo, ríu rít, quang quác, thánh thót,...
- Từ tượng thanh mô tả tiếng chân người đi: thình thịch, bành bạch, lạch bạch, lệt sệt, loẹt quẹt,...
Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Trên thực tế, phần lớn từ tượng hình là từ láy. Tuy nhiên, vẫn có một số từ tượng hình không phải từ láy, ví dụ: chỏng quèo.
Ví dụ:
- Từ tượng hình gợi tả dáng vẻ con người: lom khom, thướt tha, bệ vệ, đủng đỉnh, lòng khòng, lừ đừ, thất thểu,...
- Từ tượng hình gợi tả dáng dấp của sự vật: lè tè, chót vót, ngoằn ngoèo, thăm thẳm, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, phập phồng, mấp mô,...
Từ tượng hình gợi tả màu sắc: loè loẹt, chói chang, bềnh bệch, sặc sỡ, rực rỡ,...
Câu 3:
Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Loại câu này được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú và có thể hiểu theo cách của mình.
Việc sử dụng câu hỏi tu từ, tác giả muốn tập trung sự chú ý của người đọc, người nghe vào nội dung mà họ muốn gửi gắm.
Dấu hiệu nhận biết cảu câu hỏi tu từ thường là những câu khẳng định hay câu phủ định. Câu hỏi tu từ với hình thức nghi vấn với một dấu hỏi ở cuối câu, nhấn mạnh ý mà mình muốn biểu đạt.
Ví dụ:
- Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
- Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Câu 4:
- Từ tượng hình và từ tượng thanh có khả năng gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu sắc. Do đó, chúng có giá trị miêu tả và giá trị biểu cảm rất cao.
- Khi được sử dụng trong văn miêu tả và văn tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh có thể góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều cử, chỉ, dáng vẻ và âm thanh khác nhau.
- Từ tượng hình và từ tượng thanh là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, khi sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh thì cũng cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng 2 loại từ này, phải sử dụng đúng hoàn cảnh, đúng mục đích thì từ tượng hình và từ tượng thanh mới phát huy được đúng công dụng của chúng. Nếu lạm dụng từ tượng hình và từ tượng thanh thì sẽ gây nên tình trạng phản tác dụng, khiến cho câu văn, lời nói trở nên buồn cười.
Ví dụ: Trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến, tác giả dùng các từ tượng thanh, tượng hình để bài thơ giàu giá trị biểu cảm và có khả năng gợi hình cao hơn.
- Các từ tượng thanh: đưa vèo (Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo); đớp động (Cá đâu đớp động dưới chân bèo)
- Các từ tượng hình: Trong veo (Ao thu lạnh lẽo nước trong veo); sóng biếc, gợn tý (Sóng biếc theo làn hơi gợi tý); tẻo teo (Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo); vắng teo (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo); xanh ngắt (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt).
Bình luận