Cách giải bài toán dạng: Điều kiện xác định một đường thẳng. Vị trí tương đối của hai đường thẳng Toán lớp 6

Tech12h xin gửi tới các bạn bài học Cách giải bài toán dạng: Điều kiện xác định một đường thẳng. Vị trí tương đối của hai đường thẳng Toán lớp 6. Bài học cung cấp cho các bạn phương pháp giải toán và các bài tập vận dụng. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Ba điểm thẳng hàng

  • Để nhận biết ba điểm có thẳng hàng không, ta kẻ đường thẳng đi qua hai điểm (trong số ba điểm đã cho) và xét xem điểm thứ ba (điểm còn lại) có thuộc đường thẳng vừa kẻ không (xem hình 6a và 6b), nếu nó thuộc đường thẳng vừa kẻ thì ba điểm đó là ba điểm thẳng hàng; ngược lại, chúng là ba điểm không thẳng hàng

  • Để nhận biết điểm B có nằm giữa hai điểm A và C không (một điểm nằm giữa hai điểm còn lại), ta vẽ đường thẳng AC và xét xem B có thuộc đường thẳng AC không; nếu có thì bằng trực giác để chỉ ra một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Ví dụ 1: Trong hình bên hãy kể tên:

a) Các bộ ba điểm thẳng hàng.

b) Điểm nằm giữa hai điểm kia.

Hướng dẫn:

a) Các bộ ba điểm thẳng hàng là: (C, N, D) ; (M, N, P); (M, N, Q); (M, P, Q); (N, P, Q).

b) Điểm N nằm giữa hai điểm C và D; điểm N nằm giữa hai điểm M và P; điểm N nằm giữa hai điểm M và Q; điểm P nằm giữa hai điểm M và Q; điểm P nằm giữa hai điểm N và Q.

2. Đường thẳng đi qua hai điểm

Nếu hai đường thẳng a và b cắt nhau tại N thì ta có N $\in $ a và N $\in $ b. Ngược lại nếu M $\in $ c và M $\in $ d thì ta nói M là điểm chung của hai đường thẳng c và d.

Từ đó suy ra, muốn chứng tỏ hai đường thẳng trùng nhau, ta chỉ ra chúng có hai điểm chung.

Nếu có M $\in $ a, M $\in $ b và N $\in $ a, N  $\in $ b thì ta nói hai đường thẳng a và b trùng nhau

Ví dụ 2: Vẽ ba đường thẳng phân biệt sao cho số giao điểm của ba đường thẳng đó lần lượt là: 0, 1, 2 và 3.

Hướng dẫn:

- Ba đường thẳng không có giao điểm (tức là chúng không cắt nhau). Đó là ba đường thẳng song song với nhau.

- Ba đường thẳng phân biệt có một giao điểm (tức là có một điểm chung). Vậy ba đường thẳng đó cắt nhau tại một điểm; đó là ba đường thẳng đồng quy.

- Ba đường thẳng phân biệt có hai giao điểm. Khi đó 1 đường thẳng cắt hai đường thẳng song song

- Ba đường thẳng phân biệt có ba giao điểm. Khi đó ba đường thẳng đôi một cắt nhau.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. a) Vẽ hình theo thứ tự sau: Điểm A nằm giữa hai điểm B và C, rồi vẽ tiếp điểm D để điểm B nằm giữa hai điểm A và D.

    b) Theo cách vẽ trên thì điểm B còn nằm giữa hai điểm nào?

    c) Có nhận xét gì về bốn điểm A, B, C, D?

2. Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu M không nằm giữa hai điểm N và P, N không nằm giữa hai điểm M và P.

3. Có 9 cây, hãy trồng thành 8 hàng sao cho mỗi hàng có 3 cây.

4. a) Vẽ bốn điểm phân biệt M, N, P và Q, trong đó ba điểm N, P và Q thẳng hàng.

    b) Vẽ tất cả các đường thẳng đi qua hai trong số bốn điểm trên và kể tên các đường thẳng vẽ được.

5. Lấy năm điểm M, N, P, Q, R trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm đó. Có bao nhiêu đường thẳng tất cả? Đó là những đường thẳng nào?

6. Vẽ bốn đường thẳng đôi một cắt nhau. Số giao điểm của hai hay nhiều đường thẳng có thể là bao nhiêu?

Từ khóa tìm kiếm: giải toán lớp 6, các dạng toán lớp 6, phương pháp giải các dạng toán lớp 6, cách giải bài toán dạng Điều kiện xác định một đường thẳng. Vị trí tương đối của hai đường thẳng Toán lớp 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo