5 phút giải Lịch sử 8 kết nối tri thức trang 23

5 phút giải Lịch sử 8 kết nối tri thức trang 23. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. CUỘC XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH1: Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình),... gợi cho em nhớ đến những cuộc xung đột nào trong các thế kỉ XVI-XVII? Những cuộc xung đột đó đã để lại hệ quả như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

Hình 5.1. Quảng Bình Quan (thuộc hệ thống di tích Lũy Thầy, Quảng Bình)

Hình 5.1. Quảng Bình Quan (thuộc hệ thống di tích Lũy Thầy, Quảng Bình)

I. SỰ RA ĐỜI VƯƠNG TRIỀU MẠC

CH1: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

II. XUNG ĐỘT NAM - BẮC TRIỀU

CH1: Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

CH2: Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

III. XUNG ĐỘT TRỊNH - NGUYỄN

CH1: Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

CH2: Hãy nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

LUYỆN TẬP 

CH1: Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

VẬN DỤNG

CH1: Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra it nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH1:

  • Gợi nhớ đến các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và xung đột Trịnh - Nguyễn.

  • Hệ quả của những cuộc xung đột:

- Xung đột Nam - Bắc triều kiến đất nước bị chia cắt. Kinh tế đất nước bị đình trệ, cuộc sống người dân trở nên khốn cùng.

- Xung đột Trịnh - Nguyễn: Cuộc xung đột kéo dài gây ra những thiệt hại to lớn về người và của, khiển đất nước bị chia cắt, ảnh hưởng đến phát triển của dân tộc.

I. SỰ RA ĐỜI VƯƠNG TRIỀU MẠC

CH1: 

- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.

+ Các vua Lê Uy Mục, Lê Tượng Dực chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

+ Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực 

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế vua Lê lập triều Mạc.

II. XUNG ĐỘT NAM - BẮC TRIỀU

CH1:

  • Cuối triều Lê các thế lực tranh giành quyền lực.

  • 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc

  • 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.

CH2: 

  • Đất nước bị chia cắt.

  • Gây tổn thất lớn về người và của

  • Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán khó khăn.

III. XUNG ĐỘT TRỊNH - NGUYỄN

CH1:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Trước tình hình đó Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp họ Nguyễn, thành thế lực cát cứ Đàng Trong.

⟹ Năm 1627, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

CH2: 

  • Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.

  • Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước.

LUYỆN TẬP 

CH1: 

Nội dung

Xung đột Nam – Bắc triều

Xung đột Trịnh – Nguyễn

Người đứng đầu

- Bắc triều: Mạc Đăng Dung

- Nam triều: Nguyễn Kim

- Đàng trong: Nguyễn Hoàng

- Đàng ngoài: Trịnh Kiểm 

Nguyên nhân

Cuối triều Lê các thế tranh giành quyền lực.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc

1533, Nguyễn Kim lập người dòng dõi nhà Lê lên làm vua

Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. 

Trước tình hình đó Nguyễn Hoàng xin trấn thủ Thuận Hóa.

Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn

=>  chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Thời gian

1533 – 1592

1627 – 1672

Hệ quả

Đất nước bị chia cắt.

Gây tổn thất lớn về người và của

Kinh tế bị tàn phá

Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.

Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước.

VẬN DỤNG

CH1: Hai cuộc xung đột này mang tính chất của cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến đất nước bị chia cắt, người dân phải sống trong cảnh khốn cùng, kinh tế đất nước bị đình trệ, gây ra những thiệt hại lớn về người và của.

CH2: Trịnh - Nguyễn phân tranh là một giai đoạn đất nước tiếp tục bước vào cuộc nội chiến quốc gia giữa các thế lực phong kiến để tranh giành sức ảnh hưởng. Nguyên nhân sâu xa nhất của cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh bắt nguồn từ sự kiện Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế Đại Việt năm 1527. Sau gần nửa thế kỉ, hai thế lực Trịnh - Nguyễn đã trải qua bảy lần giao chiến, cuốn cả nước vào vòng binh đao khói lửa. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người sức của, triệt phá đồng ruộng, xóm làng, kìm hãm sự phát triển của đất nước, dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Lịch sử 8 kết nối tri thức, giải Lịch sử 8 kết nối tri thức trang 23, giải Lịch sử 8 KNTT trang 23

Bình luận

Giải bài tập những môn khác