5 phút giải Lịch sử 8 kết nối tri thức trang 60
5 phút giải Lịch sử 8 kết nối tri thức trang 60. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
BÀI 14. TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH1: Nếu lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX gắn với Thiên hoàng Minh Trị và cuộc Duy tân (1868) thì lịch sử Trung Quốc thời kì này không thể không nhắc đến nhân vật Tôn Trung Sơn với cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911). Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện nêu trên.
I. TRUNG QUỐC TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
CH1: Thực chất của Chiến tranh thuốc phiện (1840-1842) là gì?
CH2: Khai thác lược đồ hình 14.1 (SGK, tr.61) và thông tin trong mục, hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
CH3: Hãy trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi.
CH4: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử và một số hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.
II. NHẬT BẢN TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
CH1: Hãy trình bày nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.
CH2: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
CH3: Hãy trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
LUYỆN TẬP
CH1: Vì sao nói Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản?
CH2: Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.
Lĩnh vực cải cách | Nội dung | Ý nghĩa |
Chính trị |
|
|
Kinh tế |
|
|
Khoa học, giáo dục |
|
|
Quân sự |
|
|
VẬN DỤNG
CH1: Tìm hiểu và cho biết cuộc Duy Tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH1:
- Thiên hoàng Minh Trị là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử, người đã thực hiện cuộc cải cách Minh Trị theo xu hướng tư bản chủ nghĩa, đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
- Tôn Trung Sơn (1866 - 1925) là nhà cách mạng vĩ đại, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.
I. TRUNG QUỐC TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
CH1: Chiến tranh xâm lược nhằm mục đích cưỡng đoạt và nô dịch Trung Quốc của thực dân Anh.
CH2:
- Đức - Sơn Đông
- Anh - chây thổ sông Dương Tử;
- Nga, Nhật Bản - Đông Bắc;
- Pháp - Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông;...
CH3:
Diễn biến cách mạng Tân Hợi:
- Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ
- Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
- Tháng 2 - 1912, Tôn Trung Sơn thương lượng với Viên Thế Khải, đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống; Cách mạng coi như chấm dứt.
Nguyên nhân thắng lợi: Có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc";...
CH4:
Ý nghĩa:
- là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc
- có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á
Hạn chế: Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc; chống phong kiến đến cùng; vấn đề ruộng đất cho nông dân.
II. NHẬT BẢN TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
CH1:
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
- Về chính trị - xã hội: đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
- Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
- Về quân sự: Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
Kết quả:
- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
CH2: Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực; đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
CH3: Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây tìm cách xâm nhập vào nước này.
CH4:
- Kinh tế: phát triển mạnh nhờ tiên bồi thường sau Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), đặc biệt là công nghiệp.
- Đối nội: bóc lột tối đa đối với nhân dân.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến...
=> Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
LUYỆN TẬP
CH1:
- Do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính.
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng đến phong trào đứng lên đấu tranh giành tự do của các nước châu Á
CH2:
Lĩnh vực | Nội dung | Ý nghĩa |
Chính trị | - Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới - Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. | Đất nước dần thoát khỏi chế độ phong kiến |
Kinh tế | Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn | phát triển vượt bậc về kinh tế. |
Khoa học, giáo dục | Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học - kĩ thuật | Nền giáo dục được chú trọng phát triển |
Quân sự | - Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. | Quân đội được huấn luyện bài bản, có tính hệ thống. |
VẬN DỤNG
CH1: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc như một làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 8 kết nối tri thức, giải Lịch sử 8 kết nối tri thức trang 60, giải Lịch sử 8 KNTT trang 60
Bình luận