5 phút giải Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 113

5 phút giải Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 113. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 24 - NĂNG LƯỢNG NHIỆT

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SGK

I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG NHIỆT       

Câu hỏi 1: Năng lượng nhiệt của một vật là gì?

II. NỘI NĂNG CỦA VẬT

Câu hỏi 2: Nội năng của một vật là gì?

Câu hỏi 3: Thả một miếng sắt nóng vào một cốc nước lạnh. Nội năng của miếng sắt và của nước trong cốc thay đổi thế nào? Giải thích.

Luyện tập 1: Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật không? Vì sao?

Luyện tập 2: Khi vật lạnh đi, nội năng của vật thay đổi như thế nào?

III. ĐO NĂNG LƯỢNG NHIỆT

Câu hỏi 4: Ở thí nghiệm nhóm em tiến hành, khi nhiệt độ nước tăng thêm 20°C so với nhiệt độ ban đầu thì nhiệt lượng mà nước trong bình nhận được là bao nhiêu jun?

Vận dụng: Giả sử có hai cốc giống nhau, chứa cùng một lượng nước như nhau. Đặt một lượng thuốc tím bằng nhau vào một vị trí ở đáy mỗi cốc nước. Nếu nhiệt độ hai cốc nước khác nhau thì thuốc tím ở cốc nước nào lan ra nhanh hơn? Vì sao?

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI CÂU HỎI, BÀI TẬP SGK

I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG NHIỆT

Đáp án CH 1: Tổng động năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là năng lượng nhiệt của vật. 

II. NỘI NĂNG CỦA VẬT

Đáp án CH 2: Tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là nội năng của vật.

Đáp án CH 3: Nội năng của miếng sắt giảm đi còn nội năng của nước trong cốc tăng lên. Vì khi thả miếng sắt nóng vào cốc nước lạnh sẽ có sự truyền nhiệt từ miếng sắt sang cốc nước làm cốc nước tăng nhiệt độ khiến các phân tử nước chuyển động nhanh lên còn miếng sắt bị giảm nhiệt độ làm các phân tử sắt chuyển động chậm lại.

Đáp án LT 1: Có, nội năng của vật có liên hệ mật thiết với năng lượng nhiệt của vật. Vì chúng cùng liên quan đến sự chuyển đổi và truyền năng lượng giữa các phân tử của vật.

Đáp án LT 2: Khi vật lạnh đi, nội năng của vật giảm vì khi đó các phân tử tạo nên vật chuyển động chậm hơn.

III. ĐO NĂNG LƯỢNG NHIỆT

Đáp án CH 4: Sau đó, ta có thể tính Q bằng cách sử dụng giá trị năng lượng riêng của nước (4,184 J/g.°C):

Q = mcΔt = m x 4,184 x 20

Đáp án VD: Nếu nhiệt độ hai cốc nước khác nhau thì thuốc tím ở cốc nước có nhiệt độ cao hơn sẽ lan ra nhanh hơn do động năng phân tử của nước ở nhiệt độ cao cao hơn so với nước ở nhiệt độ thấp nên  việc các phân tử nước ở nhiệt độ cao di chuyển nhanh hơn vậy thuốc tím ở cốc nước có nhiệt độ cao hơn sẽ bị lan ra nhanh hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều, giải Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 113, giải Khoa học tự nhiên 8 CD trang 113

Bình luận

Giải bài tập những môn khác