5 phút giải Địa lí 8 kết nối tri thức trang 97
5 phút giải Địa lí 8 kết nối tri thức trang 97. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
BÀI 2: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
Địa hình nước ta là kết quả của các quá trình địa chất lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất đa dạng và phức tạp.
CH: Hãy kể tên một số đỉnh núi cao, đồng bằng lớn ở nước ta mà em biết.
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
Nhiệm vụ 1:
CH1: Xác định vị trí một số dãy núi có hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung trên bản đồ.
CH2: Trình bày một trong những đặc điểm của địa hình Việt Nam.
CH3: Lấy ví dụ thể hiện tác động của con người đến địa hình nước ta.
2. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
a) Địa hình đồi núi
Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin mục a và quan sát hình 2.4, 2.6, hãy:
CH1: Xác định phạm vi của các vùng đồi núi ở nước ta trên bản đồ.
CH2: Trình bày đặc điểm địa hình của các khu vực đồi núi ở nước ta.
b) Địa hình đồng bằng
Nhiệm vụ 3: Đọc thông tin mục b và quan sát các hình 2.1 (trang 98), 2.7, 2.8 hãy:
CH: Xác định vị trí và phạm vi của các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ.
CH: Trình bày đặc điểm địa hình của một trong các khu vực đồng bằng ở nước ta.
c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa
Nhiệm vụ 4: Dựa vào thông tin mục c, hãy:
CH: Trình bày đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển nước ta.
CH: Nêu đặc điểm của thềm lục địa nước ta.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN HÓA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ
Nhiệm vụ 5:
CH: Đọc thông tin mục b, hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực địa hình của nước ta.
LUYỆN TẬP
CH: Lựa chọn và so sánh đặc điểm địa hình giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc hoặc đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long.
VẬN DỤNG
CH: Tìm hiểu ảnh hưởng của các dạng địa hình ở địa phương em đến phát triển kinh tế.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH:
Một số đỉnh núi cao ở nước ta: Fansipan, Tà Xùa, Tả Liên Sơn, Ngũ Chỉ Sơn,...
Một số đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
Nhiệm vụ 1:
CH:
Những dãy núi có hướng tây bắc - đông nam: D. Hoàng Liên Sơn và D. Trường Sơn.
Những dãy núi có hình cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.
CH: Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt.
Trải qua quá trình địa chất lâu dài, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá hủy, tạo nên những bề mặt san bằng, thấp và thoải.
Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
CH: Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.
2. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
a) Địa hình đồi núi
Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin mục a và quan sát hình 2.4, 2.6, hãy:
CH:
Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.
Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Vùng núi Trường Sơn Bắc: kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
CH:
Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.
Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…
b) Địa hình đồng bằng
Nhiệm vụ 3: Đọc thông tin mục b và quan sát các hình 2.1 (trang 98), 2.7, 2.8 hãy:
CH:
Các khu vực đồng bằng nước ta bao gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.
CH: Đặc điểm địa hình của đồng bằng duyên hải miền Trung:
Tổng diện tích khoảng 15000km2, bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển, chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.
Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với các đồng bằng châu thổ hại lưu sông, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.
c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa
Nhiệm vụ 4: Dựa vào thông tin mục c, hãy:
CH:
Có 2 dạng chính:
Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển.
Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo: khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát. Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
CH: Mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m. Thu hẹp và sâu hơn ở vùng biển miền Trung.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN HÓA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ
Nhiệm vụ 5:
CH:
Khu vực đồi núi: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa, thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển => mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
Khu vực đồng bằng: thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú => hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM,...
Vùng biển và thềm lục địa: Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như Cái Lân, Chân Mây, Vân Phong,...
LUYỆN TẬP
CH:
Đặc điểm | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Phạm vi | Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh. | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi | Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều | Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã |
Độ cao | Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy. | Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam |
Các bộ phận địa hình | – Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. – Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy. – Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. – Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m – Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m. – Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
| – Có 3 mạch núi chính:
– Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa. – Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,… – Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu. |
Hình thái | Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng | Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. |
VẬN DỤNG
CH:
Khu vực Hà Nội: Địa hình khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 8 kết nối tri thức, giải Địa lí 8 kết nối tri thức trang 97, giải Địa lí 8 KNTT trang 97
Bình luận