Tóm tắt kiến thức Địa lí 8 kết nối bài 2: Địa hình Việt Nam
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 8 kết nối tri thức bài 2: Địa hình Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
a. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
- Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi nước ta dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền.
b. Địa hình có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung
Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
- Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc...
- Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc.
c. Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt
Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
d. Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người
- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đã bị phong hoá mạnh mẽ nên bề mặt địa hình được che phủ bởi một lớp vỏ phong hoá dày. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh, càng khiến địa hình bị chia cắt. Bề mặt địa hình dễ bị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đã khi mưa lớn theo mùa.
- Lượng mưa lớn làm quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ, tạo nên các dạng địa hình các-xtơ độc đáo, nước ngầm xâm thực sâu vào lòng núi đá hình thành những hang động lớn.
- Quá trình con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế... làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên, đồng thời tạo ra ngày càng nhiều các dạng địa hình nhân tạo như: đê, đập,...
II. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
a. Địa hình đồi núi
- Vùng Đông Bắc:
- Nằm ở phía bờ trái của sông Hồng, từ dãy, núi Con Voi đến vùng đối núi ven biển Quảng Ninh
- Là vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.
- Gồm những cảnh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) và vùng đối (trung du) phát triển mở rộng (như ở Phú Thọ, Bắc Giang..).
- Địa hình các - xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long
- Vùng Tây Bắc:
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1.000 - 2.000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam,
- Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,
- Vùng Trường Sơn Bắc
- Kéo dài từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
- Dài khoảng 600 km, có độ cao trung bình khoảng 1 000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2,711 m), Rào Cô (2 235 m).
- Có nhiều nhánh núi đám ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Vùng Trường Sơn Nam:
- Phía nam Trường Sơn Bắc đến giáp đồng bằng sông Cửu Long
- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc; có hưởng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng. Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
- Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như Ngọc Linh (2 598 m), Chu Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m)....
- Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thêm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.
b. Địa hình đồng bằng
- Đồng bằng sông Hồng:
- Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15 000 km2, lớn thứ hai nước ta, được hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp.
- Dọc theo các bờ sông ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê chống lũ khiến đồng bằng bị chia cắt, tạo thành những ô trũng, khu vực trong đê không còn được bồi đắp tự nhiên.
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta, có diện tích trên 40.000 km2, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.
- Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gò đất cao, phân hạ châu thổ cao trung bình từ 2 – 3 m so với mực nước biển.
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 000 km2; bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá có diện tích 3 100 km2.
- Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông, do đất có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù sa biển, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.
c. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Bờ biển nước ta dài 3 260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có hai kiểu là bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.
- Bờ biển bồi tụ có nhiều bãi bồi rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
- Bờ biển mài mòn rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát.
- Thềm lục địa tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ nông và mở rộng, ở vùng biển miền Trung sâu hơn và thu hẹp.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN HÓA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ
a) Ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với phân hoá tự nhiên
- Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ.
- Ở các vùng núi, thiên nhiên có sự phân hoá theo đai cao:
- Đai nhiệt đới gió mùa có hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên nhóm đất feralit.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có hệ sinh thái rừng lá rộng cận nhiệt, nhóm đất điển hình là đất feralit (có hàm lượng mùa lớn hơn).
- Đai ôn đới gió mùa trên núi phát triển thực vật ổn đối. Đất ở vùng núi cao chủ yếu là mùn thô.
- Một số dãy núi có vai trò là bức chắn địa hình tạo nên sự phân hoá thiên nhiên giữa các sườn núi.
- Dãy Hoàng Liên Sơn làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Tây Bắc có thời gian ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc.
- Dãy Trường Sơn gây nên hiệu ứng phơn tạo ra sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi.
- Dãy Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta, trở thành ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu (phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng quanh năm).
b. Ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với khai thác kinh tế
- Khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi:
- Thế mạnh:
Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: Đây là nơi có nguồn lâm sản phong phú thuận lợi phát triển ngành lâm nghiệp; các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả... như các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên...
Đối với công nghiệp: Khu vực đồi núi nước ta thường có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoảng sân, luyện kim... Sông ngòi chảy qua địa hình miền núi, nhiều thác ghềnh nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Đối với du lịch: Khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng và đặc sắc, là cơ sở để hình thành các địa điểm du lịch có giá trị.
- Hạn chế: Địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông và cần chú ý đến công tác phòng chống thiên tại như lũ quét, sạt lở,...
- Khai thác kinh tế ở khu vực đồng bằng:
- Thế mạnh: Khu vực đồng bằng nước ta có địa hình bằng phẳng, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc nên thuận lợi phát triển các ngành kinh tế. .
Đối với ngành nông nghiệp, thuỷ sản: là vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,... Khu vực đồng bằng thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú nên hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,..
- Hạn chế: Do lịch sử khai thác lâu đời và dân cư tập trung đông đúc nên tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường một số nơi bị suy thoái,
- Khai thác kinh tế ở vùng biển và thềm lục địa:
- Thế mạnh: Vùng biển và thềm lục địa của nước ta thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và làm muối
- Giao thông vận tải biển
- Khai thác năng lượng
- Du lịch biển: Vùng biển và thềm lục địa chịu tác động bởi các thiên tai như bão...
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận