5 phút giải Địa lí 8 kết nối tri thức trang 109
5 phút giải Địa lí 8 kết nối tri thức trang 109. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3: KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH: Việt Nam nằm ở vị trí giao thoa của hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời trải qua lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài, nên nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng. Hãy kể tên một số khoáng sản ở nước ta mà em biết. Các khoáng sản đó phân bố ở đâu trên lãnh thổ nước ta?
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Nhiệm vụ 1:
CH: Dựa vào các kiến thức đã học (về vị trí địa lí, địa hình,...), thông tin mục 1 và hình 3, hãy trình bày và giải thích đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản ở nước ta.
2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU
Nhiệm vụ 2:
CH: Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 3.3, hãy phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam.
3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Nhiệm vụ 3:
CH: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.
LUYỆN TẬP
CH: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự đa dạng của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
VẬN DỤNG
CH: Tìm hiểu về một loại khoáng sản chủ yếu ở Việt Nam (ý nghĩa, trữ lượng, phân bố, tình hình khai thác, sử dụng,...)
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH: Một số khoáng sản ở nước ta: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tit,...
- Phân bố:
- Than: Quảng Ninh.
- Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh.
- A-pa-tít: Lào Cai.
- Bô-xít: Tây Nguyên.
- Dầu mỏ: Thềm lục địa phía Nam.
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Nhiệm vụ 1:
CH:
- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng do nằm ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng và có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, phức tạp.
- Phần lớn các mỏ có trữ lượng trung bình và nhỏ.
Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gáy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xảm nhập hoặc phun trào, như vùng nủi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biến nông, vùng bờ biến hoặc các vùng trùng được bói đáp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,....
- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).
Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).
2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU
Nhiệm vụ 2:
CH:
Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở bế than Quảng Ninh.
Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dấu quy đối, phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.
Bô-xít: Tống trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...).
Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),... và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
A-pa-tít: Tống trữ lượng khoảng 2 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Lào Cai.
Ti-tan: Tổng trữ lượng khoảng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đá vôi: Tổng trữ lượng lên đến 8 tỉ tấn, phản bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Nhiệm vụ 3:
CH:
Nước ta có nguồn tài nguyên khoảng sản khá phong phú, đa dạng, gồm: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại. Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, bô-xít,... là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Tuy nhiên, khai thác và sử dụng khoáng sản còn chưa hợp lí, nhiều nơi công nghệ khai thác còn lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt.
LUYỆN TẬP
CH:
VẬN DỤNG
CH:
Than khoáng:
- Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.
- Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Urani: Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
Đất hiếm: tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn). Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 8 kết nối tri thức, giải Địa lí 8 kết nối tri thức trang 109, giải Địa lí 8 KNTT trang 109
Bình luận