5 phút giải Công nghệ 11 cơ khí cánh diều trang 56

5 phút giải Công nghệ 11 cơ khí cánh diều trang 56. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài 12 - DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG ROBOT CÔNG NGHIỆP

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

KHỞI ĐỘNG

CH: Dây chuyền lắp ráp vỏ xe ô tô ở hình 12.1 có phải là dây chuyền tự động không Vì sao?

I. ROBOT CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

CH: Robot công nghiệp là gì? Hãy cho biết nhiệm vụ của robot công nghiệp trong sản xuất?

CH: Quan sát hình 12.2, 12.3 và cho biết robot công nghiệp được ứng dụng vào những công việc gì?

2. Công dụng

II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG VỚI ROBOT CÔNG NGHIỆP

1. Dây chuyển sản xuất tự động

CH: Dây chuyên sản xuất tự động là gì?

CH: Chỉ ra vai trò của robot trong dây chuyền sản xuất tự động chế tạo chi tiết pít tông động cơ đốt trong ở hình 12.5?

2. Robot công nghiệp trong dây chuyển sản xuất tự động

CH: Quan sát hình 12.6, 12.7 và mô tả công việc của các robot.

CH: Quan sát hình 12.8. 12.9 và mô tả công việc của các robot?

CH: Robot lắp ráp thực hiện công việc như thế nào?

CH: Ưu điểm của robot công nghiệp trong hoạt động lắp ráp là gì?

CH: Robot thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm như thế nào? Có mấy khâu kiểm tra?

LUYỆN TẬP

CH: Các nhiệm vụ chính của robot công nghiệp trong dây chuyền sản xuất tự động là gì?

CH: Lấy ví dụ và mô tả dây chuyền sản xuất tự động chế tạo một sản phẩm mà em biết.

VẬN DỤNG

CH: Tìm hiểu các dây chuyền sản xuất tự động sử dụng rô bốt công nghiệp trong các cơ sở sản xuất hoặc trên internet.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

KHỞI ĐỘNG

CH: 

Phải vì dây chuyền sản xuất tự động là một tập hợp các loại máy móc tự động hoàn toàn. Chúng thực hiện một hoặc nhiều hoạt động (nguyên công hoặc công đoạn sản xuất) theo trình tự đã được thiết lập sẵn và được vận hành, kiểm soát bởi con người.

I. ROBOT CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm

CH: Robot công nghiệp là thiết bị tự động, bao gồm cơ cầu chấp hành dạng tay máy và bộ điều khiến thco chương trình để thay con người thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong quá trình sản xuất như: vận chuyển, lắp ráp, hàn, phun sơn, kiểm tra chất lượng sản phẩm...

CH: Ứng dụng: vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

2. Công dụng

II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG VỚI ROBOT CÔNG NGHIỆP

1. Dây chuyển sản xuất tự động

CH: Dây chuyền sản xuất tự động là tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm. Con người đóng vai trò thiết kế, giảm sát và hiệu chính mà không trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất.

CH: 

+ Robot 1: Làm công việc lò nung (nhiệt luyện)

+ Robot 2: Gia công CNC

+ Robot 3: Kiểm tra

2. Robot công nghiệp trong dây chuyển sản xuất tự động

CH: 

+ Hình 12.6: Robot lấy sản phẩm

+ Hình 12.7: Robot cấp, tháo phôi trên máy tiện CNC

CH: 

+ Hình 12.8: Robot phay

+ Hình 12.9: Robot đánh bóng bề mặt

CH: Để lắp ráp được, robot phải được trang bị các cảm biến nhận diện hình ảnh chi tiết. Nhờ đó robot có thể điều chỉnh khi lắp ráp các chi tiết máy do biết chính xác vị trí của chúng. Với robot công nghiệp, quá trình lắp ráp diễn ra nhanh, chính xác với chất lượng sản phẩm đồng đều.

CH: 

+ Tăng cao năng suất lao động

+ Tiết kiệm không gian làm việc

+ Tối ưu chi phí sản xuất 

+ Hạn chế tối đa các sai sót

+ Tăng sự cạnh tranh của doanh nghiệp

CH: Hoạt động kiểm tra có các khâu: kiểm tra đầu vào và kiểm tra đầu ra Robot kiểm tra được trang bị các camera để thu nhận hình ảnh và quét 3D bề mặt chi tiết.

Có 2 khâu kiểm tra:

+ Ở khâu kiểm tra đầu vào phôi được chuyển đến vị trí cần thiết để kiểm tra trước khi giá đặt lên máy gia công.

+ Ở khâu kiểm tra đầu ra, sau khi gia công, chi tiết được đưa tới vị trí kiểm tra (hình 12.14). Nếu đạt yêu cầu, chi tiết được xếp vào thùng thành phẩm. Nếu không đại yêu cầu, chi tiết bị đưa vào thùng phế phẩm.

LUYỆN TẬP

CH: 

+ Lắp ráp sản phẩm

+ Hàn

+ Sơn và phủ

+ Sắp xếp

+ Kiểm tra

CH: 

Dây chuyền chế biến sản xuất sữa chua bao gồm :

+ Công đoạn xử lý nước.

+ Công đoạn tiếp nhận sữa hoặc mix bột.

+ Công đoạn chuẩn bị

+ Công đoạn khử trùng.

+ Công đoạn lên men.

+ Chiết rót sữa chua và đóng gói sữa chua.

+ Công đoạn CIP vệ sinh.

+ Chiller.

VẬN DỤNG

CH: 

*Dây chuyền sản xuất nước đóng chai, nước tinh khiết:

Nước là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới, ước tính khoảng 4 lít nước đang được mọi người tiêu thụ hàng ngày. Do thực tế là tất cả mọi người đều uống nước, nên các nhà sản xuất có trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng nước. Chất lượng này có thể được duy trì bằng cách sử dụng dây chuyền sản xuất nước đóng chai hiện đại. Có nhiều công đoạn mà nước thô phải trải qua trước khi được vận chuyển cho con người. 

*Các bước của dây chuyền sản xuất nước đóng chai:

+ Hệ thống xử lý nước

+ Hệ thống thổi chai

+ Hệ thống chiết rót nước đóng chai

+ Hệ thống dán nhãn chai

+ Hệ thống đóng gói chai.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 11 cơ khí cánh diều, giải Công nghệ 11 cơ khí cánh diều trang 56, giải Công nghệ 11 cơ khí CD trang 56

Bình luận

Giải bài tập những môn khác