Video giảng Toán 4 chân trời bài 17 Biểu đồ cột
Video giảng Toán 4 chân trời bài 17 Biểu đồ cột. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 17: BIỂU ĐỒ CỘT
Chào mừng tất cả các em trở lại tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
HS đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột; nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột: số lượng, so sánh các số liệu, …; thể hiện kết quả thu thập được trên một biểu đồ cột cụ thể. (không yêu cầu vẽ biểu đồ).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng chơi trò: Ai nhanh hơn?
Luật chơi như sau:
- GV viết lên bảng lớp, yêu cầu HS thực hiện để tạo thành những dãy số liệu.
+ Số bạn nữ trong tổ: …; …; …; …
+ Tổ trưởng đếm nhanh và lên viết trên bảng lớp (hoặc báo số lượng cho GV viết).
+ Tổ nào báo số lượng nhanh nhất và chính xác thì thắng lượt chơi đó.
- GV có thể cho HS chơi 3 lượt: số bạn nam, số bạn cột tóc, … Tổ nào có nhiều lượt thắng nhất thì thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Hoàn thành bài tập 1 trang 40 toán 4 tập 1 SGK CTST
Quan sát biểu đồ:
a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn gì?
b) Nêu tên các bạn trong nhóm.
c) Các cột tô màu cho biết điều gì?
Một bạn ăn bữa trưa trong bao lâu?
d) So sánh thời gian ăn bữa trưa của các bạn.
- Bạn nào ăn nhanh nhất, bạn nào ăn chậm nhất?
- Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú bao nhiêu phút?
- Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc bao nhiêu phút?
e) Có mấy bạn ăn bữa trưa nhanh hơn 30 phút? Có bạn nào ăn bữa trưa lâu hơn 1 giờ không?
Video trình bày nội dung:
a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn thời gian ăn bữa trưa của nhóm em.
b) Tên các bạn trong nhóm là: Hà, Cúc, Tú, Lê.
c) Các cột tô màu cho biết thời gian ăn trưa của mỗi bạn tính theo đơn vị phút.
Bạn Hà ăn bữa trưa trong 25 phút.
Bạn Cúc ăn bữa trưa trong 36 phút.
Bạn Tú ăn bữa trưa trong 20 phút.
Bạn Lê ăn bữa trưa trong 40 phút.
d) - Bạn Tú ăn nhanh nhất, bạn Lê ăn chậm nhất.
- Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú là 40 – 20 = 20 (phút)
- Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc là: 36 – 25 = 11 (phút)
e) Có hai bạn ăn bữa trưa nhanh hơn 30 phút (đó là bạn Hà và bạn Tú).
1 giờ = 60 phút, thời gian các bạn ăn đều nhỏ hơn 60 phút nên không có bạn nào ăn bữa trưa lâu hơn giờ.
Nội dung 2. Hoàn thành bài tập 2 trang 40 toán 4 tập 1 SGK CTST
Cho bảng thống kê số học sinh theo các khối lớp của một trường tiểu học.
Khối lớp | Một | Hai | Ba | Bốn | Năm |
Số học sinh | 200 | 224 | 250 | 238 | 200 |
Biểu đồ cột sau thể hiện các số liệu trên.
a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn gì?
b) Hoàn thiện biểu đồ bên.
c) Đọc số liệu trên biểu đồ rồi so sánh số học sinh các khối lớp.
(Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng, nhiều nhất, ít nhất).
d) Viết tên các khối lớp theo thứ tự số học sinh từ ít đến nhiều.
Video trình bày nội dung:
a) Biểu đồ cột bên biểu diễn số học sinh các khối lớp trường em.
b)
c) – Khối lớp Ba có nhiều học sinh nhất, khối lớp Một và khối lớp Năm có ít học sinh nhất.
- Khối lớp Một và khối lớp Năm có số học sinh bằng nhau.
- Khối lớp Ba có nhiều hơn khối lớp Bốn là: 250 – 238 = 12 (học sinh).
- Khối lớp Một có ít hơn khối lớp Hai là: 224 – 200 = 24 (học sinh)
d) Viết tên các khối lớp theo thứ tự số học sinh từ ít đến nhiều là:
Một (Năm), Hai, Bốn, Ba.
Nội dung 3. Hoàn thành bài tập 1 trang 41 toán 4 tập 1 SGK CTST
Trong một đợt dịch bệnh, các tỉnh và thành phố trên cả nước đã hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các gia đình gặp khó khăn. Số liệu được cho trong biểu đồ sau.
Khối lượng gạo hỗ trợ tại một khu vực trong tháng 8 năm 2021
a) Trong tháng 8 năm 2021, khu vực này đã được hỗ trợ gạo mấy lần?
Nêu khối lượng gạo hỗ trợ mỗi lần.
b) Khối lượng gạo hỗ trợ nhiều nhất là lần nào?
c) Tổng khối lượng gạo hỗ trợ khu vực đó trong tháng 8 là bao nhiêu ki-lô-gam?
d) Nếu khối lượng gạo của mỗi phần quà là 5 kg thì tổng số gạo trên chia được thành bao nhiêu phần quà?
Video trình bày nội dung:
a)
- Trong tháng 8 năm 2021, khu vực này đã hỗ trợ gạo 4 lần.
- Khối lượng gạo hỗ trợ mỗi lần là:
Lần 1: 10 000 kg
Lần 2: 12 000 kg
Lần 3: 9 000 kg
Lần 4: 11 000 kg
b) Khối lượng gạo hỗ trợ nhiều nhất là lần 2.
c) Tổng khối lượng gạo hỗ trợ khu vực đó trong tháng 8 là:
10 000 + 12 000 + 9 000 + 11 000 = 42 000 (kg)
d) Nếu khối lượng gạo của mỗi phần quà là 5 kg thì tổng số gạo trên chia được thành số phần quà là:
42 000 : 5 = 8 400 (phần quà)
………..
Nội dung video Bài 17: Biểu đồ cột còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.