Video giảng tiếng Việt 2 Chân trời bài 2: Đồng hồ báo thức
Video giảng tiếng Việt 2 Chân trời bài 2: Đồng hồ báo thức. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2: ĐỒNG HỒ BÁO THỨC
Thân mến chào các em học sinh đến với buổi học hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Giới thiệu được một đồ vật trong nhà; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Các bộ phận chính của chiếc đồng hồ báo thức và công dụng của nó; biết liên hệ bản thân: giữ gìn, bảo vệ đồ dùng; học hành, làm việc đúng giờ.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt c/k, ay/ây, ác/ất.
- Nói và đáp được lời xin lỗi, lời từ chối.
- Giới thiệu được đồ vật quen thuộc.
- Chia sẻ được một truyện đã đọc về đồ vật hoặc con vật.
- Chia sẻ được cách giữ gìn đồ vật trong nhà.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Giới thiệu tên một đồ vật trong nhà theo gợi ý :
+ GV dẫn dắt vào bài học: Trong mỗi một gia đình đều có rất nhiều những đồ vật có tên gọi, hình dáng và các công dụng cụ thể nhất định. Ví dụ như cái quạt được dùng để tạo gió, làm mát cho con người; bóng đèn được dùng để thắp sáng mỗi khi ánh sáng không đủ sáng để nhìn; hay những đồ vật rất nhỏ như cây kim, sợi chỉ cũng có những ích lợi riêng của mình, được dùng để may vá. Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về một đồ vật mà mỗi khi nó reo lên những âm thanh reng...reng...reng, các em sẽ biết đã đến giờ mình phải thức dậy. Các em cũng đoán ra đó là đồ vật gì rồi đúng không nào? Chúng ta cùng vào Bài 2: Đồng hồ báo thức.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Nhìn bức tranh minh họa, em hãy miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thành của chiếc đồng hồ báo thức?
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc một số từ khó.
+ Luyện đọc một số câu dài.
Video trình bày nội dung:
+ Hình dáng: Hình tròn, có 2 quả chuông phía trên và 2 chiếc chân nhỏ giúp cho đồng hồ có thể đứng được.
+ Có 2 chiếc kim chính: kim giờ màu đỏ, kim phút màu xanh.
+ Âm thanh: kêu reng...reng...reng.
+ Luyện đọc một số từ khó: hối hả, xoay, điều chỉnh, trong suốt.
+ Luyện đọc một số câu dài: Cái nút tròn/bên thân tôi/có thể xoay được/để điều chỉnh giờ báo thức.//Gương mặt/cũng chính là thân tôi.//Người ta/thường chú ý những con số có khoảng cách đều nhau/ở trên đó.//Thân tôi/được bảo vệ/bằng một tấm kính trong suốt,/nhìn rõ/từng chiếc kim/đang chạy.
Nội dung 2: Đọc hiểu bài
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bài đọc giới thiệu về loại đồng hồ nào?
Câu 2: Kể tên các loại kim của đồng hồ báo thức?
Câu 3: Đồng hồ báo thức giúp bạn nhỏ điều gì?
Câu 4: Nếu có đồng hồ báo thức, em sẽ sử dụng thế nào?
Video trình bày nội dung:
Câu 1:
Câu 2: Các loại kim của đồng hồ báo thức:
+ Kim giờ màu đỏ, chạy chậm theo từng giờ.
+ Kim phút màu xanh, chạy theo nhịp phút.
+ Kim giây màu vàng, chạy theo từng giây lướt qua.
+ Kim hẹn giờ.
Câu 3: Đồng hồ báo thức giúp bạn nhỏ thức dậy.
Câu 4: Nếu có đồng hồ báo thức, em sẽ sử dụng vào việc báo thức mỗi sáng sớm để đi học đúng giờ
Nội dung bài học nói về các bộ phận chính của chiếc đồng hồ báo thức và công dụng của nó.
Nội dung 3: Luyện đọc mở rộng
- GV đọc lại đoạn từ đầu đến “điều chỉnh giờ báo thức”.
Video trình bày nội dung:
- HS trả lời: Đọc rõ ràng, nhấn mạnh ở những từ ngữ nêu bật nội dung; câu kết thúc đọc với giọng thân mật, vui tươi.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
Video trình bày nội dung:
Đọc rõ ràng, nhấn mạnh ở những từ ngữ nêu bật nội dung; câu kết thúc đọc với giọng thân mật, vui tươi.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
................................................
Nội dung video bài 2: Đồng hồ báo thức còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.