Video giảng tiếng Việt 2 Chân trời bài 1: Bàn tay dịu dàng
Video giảng tiếng Việt 2 Chân trời bài 1: Bàn tay dịu dàng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 1: BÀN TAY DỊU DÀNG
Thân mến chào các em học sinh đến với buổi học hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được việc làm của từng người trong tranh, dự đoán được cảm xúc của các nhân vật trong tranh.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu được nội dung bài: Thái độ trìu mến, thương yêu học sinh và sự chia sẻ của thầy giáo đã động viên An, giúp bạn cố gắng hơn trong học tập; biết liên hệ bản thân: cần biết chia sẻ, động viên, an ủi bạn bè khi bạn gặp chuyện buồn; viết được 1-2 câu động viên (chia buồn).
- Viết đúng chữ L hoa và câu ứng dụng.
- Thực hiện được trò chơi Bàn tay dịu dàng, nói một vài việc người thân chăm sóc em.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài.
+ Đọc phân biệt giọng nhân vật.
+ Luyện đọc một số từ khó.
+ Luyện đọc một số câu dài.
Video trình bày nội dung:
+ Đọc phân biệt giọng nhân vật: Giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc của An; giọng thầy giáo nhẹ nhàng, chậm rãi; giọng An nói thấp giọng, thể hiện sự buồn bã, câu cuối cùng đọc cao giọng hơn, thể hiện sự quyết tâm sẽ làm bài vào sáng hôm sau.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
+ Luyện đọc một số từ khó: nặng trĩu, dịu dàng.
+ Luyện đọc một số câu dài: Thế là/chẳng bao giờ An còn được/ nghe bà kể chuyện cổ tích,//chẳng bao giờ An còn được /bà âu yếm,/vuốt ve.
Nội dung 2: Đọc hiểu bài
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Khi bà mất, An cảm thấy thế nào? Vì sao?
Câu 2: Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn chưa chuẩn bị bài?
Câu 3: Tìm từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo với An?
Câu 4: Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của thầy cô với em?
Video trình bày nội dung:
Câu 1: Khi bà mất, An cảm thấy lòng nặng trĩu nỗi buồn. Vì An chẳng con bao giờ được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, vuốt ve.
Câu 2: Thầy giáo không trách An khi biết bạn chưa chuẩn bị bài vì thầy biết An nhớ bà.
Câu 3: Từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo với An: nhẹ nhàng xoa đầu, vỗ nhẹ lên vai an ủi.
Câu 4: Những việc làm thể hiện sự quan tâm của thầy cô với em:
+ Em có quần áo mới cô khen em có áo đẹp.
+ Cô động viên em cố gắng khi được cả bố mẹ đưa, đón đến trường.
+ Em làm bài nhanh và đúng, cô khen em học giỏi.
+ Mỗi khi em có chuyện buồn, hay bị ốm, cô đưa lên em phòng ý tế để kiểm tra sức khỏe, gọi điện cho bố mẹ em.
Nội dung 3: Luyện đọc mở rộng
GV xác định lại một lần nữa giọng đọc của từng nhân vật trong câu chuyện Bàn tay dịu dàng.
GV đọc lại đoạn từ “Khi thầy đến gần” đến “thầy khẽ nói với An”.
Video trình bày nội dung:
Giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc của An; giọng thầy giáo nhẹ nhàng, chậm rãi; giọng An nói thấp giọng, thể hiện sự buồn bã, câu cuối cùng đọc cao giọng hơn, thể hiện sự quyết tâm sẽ làm bài vào sáng hôm sau.
HS lắng nghe, đọc thầm theo.
................................................
Nội dung video bài 1: Bàn tay dịu dàng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.