Video giảng tiếng Việt 2 Chân trời bài 2: Đầm sen
Video giảng tiếng Việt 2 Chân trời bài 2: Đầm sen. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 10 - BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
TUẦN 21 – 22
BÀI 2 - ĐẦM SEN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
+ Nói được về một loài hoa mà HS biết theo gợi ý; nêu được phỏn đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của đầm sen và hoạt động hái sen.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nói được về một loài hoa mà HS biết theo gợi ý; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: sự vật, hình ảnh, màu sắc,...
Nhìn tranh, chúng ta thấy một bạn nhỏ đang đứng trên đê vẫy chào hai người phụ nữ đang ngồi trên thuyền hái sen. Cảm xúc và suy nghĩ của bạn nhỏ về sen như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài đọc hôm nay: Đầm sen.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 1, 2
1. ĐỌC
NỘI DUNG 1: LUYỆN ĐỌC THÀNH TIẾNG
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
Đọc và luyện đọc một số từ khó: khoan khoái, ngột ngạt, mủng, tấm tắc,...
NỘI DUNG 2: LUYỆN ĐỌC HIỂU
Vẻ đẹp của đầm sen và hoạt động hái sen; biết liên hệ bản thân: Trân trọng, yêu quý người lao động, yêu và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.
+ Đầm: khoảng trũng to và sâu ở giữa đồng để giữ nước.
+ Mủng: một loại thuyền nhỏ, tròn, đan bằng tre.
+ Khoan khoái: có cảm giác thoải mái, dễ chịu.
+ Tấm tắc: luôn miệng nói lời khen ngợi.
Câu 1: Điều gì đã khiến Minh dừng lại khi vừa rẽ vào làng?
Câu 2: Đầm sen có gì đẹp?
Câu 3: Mẹ con bác Tâm hái sen như thế nào?
Câu 4: Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Vẻ đẹp của đầm sen và hoạt động hái sen.
Trân trọng yêu quý người lao động; yêu và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.
NỘI DUNG 3: LUYỆN ĐỌC LẠI
2. VIẾT
Hoạt động 1: Nghe – viết
Đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: rẽ, dịu,…; hoặc do ngữ nghĩa, VD: dịu,…
Viết đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt êu/uê
Phân biệt êu/uê.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt l/n, in/inh
Phân biệt êu/uê; l/n, in/inh.
Đọc to và xác định yêu cầu của BT 2c.
TIẾT 3, 4
3. LUYỆN TỪ
Mở rộng được vốn từ về bốn mùa (từ ngữ chỉ đặc điểm thời tiết).
4. LUYỆN CÂU
NỘI DUNG 1: TÌM TỪ NGỮ CHỈ MÙA PHÙ HỢP VỚI MẪU HÌNH NGÔI SAO
Nhận biết và tìm được các từ ngữ chỉ mùa phù hợp với mẫu hình ngôi sao.
Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ ngữ, tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
NỘI DUNG 2: ĐẶT CÂU HỎI CHO CÁC TỪ NGỮ IN ĐẬM
Đặt được câu hỏi Vì sao? Do đâu? Nhờ đâu?.
Các từ để hỏi như Vì sao, Do đâu, Nhờ đâu đều có điểm chung là hỏi về lý do, nguyên nhân. Nhưng chúng cũng có sự khác biệt nhất định. Vì sao mang hàm nghĩa hỏi nguyên nhân, Do đâu cũng hỏi nguyên nhân, nhưng muốn tìm được gốc rễ của vấn đề. Nhờ đâu thường hỏi lý do của những kết quả, thành tựu tốt đẹp.
5. Nói và nghe
Tranh vẽ Minh đang mời bà và mẹ thưởng thức chè sen. Thái độ của Minh, của bà và mẹ như thế nào?
+ Ta thường nói lời khen ngợi khi nào?
+ Khi nhận được lời khen ngợi, em cần đáp với thái độ thế nào? Vì sao?
+ Khi nói và đáp lời khen ngợi, cần chú ý điều gì (giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…)?
TIẾT 5, 6
6. LUYỆN TẬP THUẬT VIỆC ĐƯỢC CHỨNG KIẾN (TIẾP THEO)
NỘI DUNG 1: SẮP XẾP CÁC CÂU THÀNH ĐOẠN VĂN
Nhận biết nội dung các câu, biết sắp xếp các câu thành đoạn văn theo đúng thứ tự.
Cách thuật việc được chứng kiến phải đảm bảo tính trung thực và sự tuần tự, theo logic.
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG ĐOẠN VĂN
Hiểu được nội dung đoạn văn.
NỘI DUNG 3: VIẾT VỀ CÔNG VIỆC HẰNG NGÀY CỦA MỘT NGƯỜI THÂN
Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã chứng kiến (công việc hằng ngày của một người thân) theo gợi ý.
Viết 4 – 5 câu về công việc hằng ngày của một người thân vào VBT, khuyến khích HS sáng tạo trong cách viết.
C. VẬN DỤNG
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ đã đọc về bốn mùa
Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về bốn mùa.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT)
Viết thông tin một bài thơ đã đọc về bốn mùa vào Phiếu đọc sách.
Viết vào Phiếu đọc sách tên bài thơ, tên tác giả, tên mùa, vẻ đẹp,...
Video trình bày nội dung:
Câu 1: Điều khiến Minh dừng lại khi vừa rẽ vào làng là đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái, dễ chịu.
Câu 2: Vẻ đẹp của đầm sen: rộng mênh mông, những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mướt.
Câu 3: Mẹ con bác Tâm bơi chiếc mủng đi hái sen, cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, bọc bên ngoài một chiếc lá, rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
Câu 4: HS trả lời theo sở thích.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung.
- HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài cho bạn bên canh, soát lỗi cho nhau.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2b: Chọn vần êu hoặc vần uê thích hợp với mỗi hình sao và thêm dấu thanh (nếu cần).
- HS làm việc theo cặp, hoàn thành bài tập: cái lều, áo thêu hoa, hoa huệ, tập đi đều.
- Một số HS trình bày trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
- HS làm việc cá nhân, đọc đoạn thơ, thực hiện BT vào VBT:
+ Chữ l/n: nắng, lá, lên.
+ Vần in/inh: tinh, linh, chín.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3: Tìm từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp với đặc điểm từng mùa.
- HS làm việc nhóm:
+ Mùa xuân: ấm áp.
+ Mùa hạ: nồng nàn, nắng nóng.
+ Mùa thu: mát mẻ.
+ Mùa đông: lạnh giá.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS giải nghĩa các từ tìm được.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4a.
- HS thực hiện BT vào VBT: thứ tự lần lượt: mùa xuân, mùa thu, mùa mưa, mùa khô.
- HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ ngữ, tự đánh giá bài của mình và của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS làm việc theo cặp, hoàn hthanhf bài tập:
+ Vì sao thời tiết mát mẻ?
+ Do đâu/ Vì sao cây cối bị khô héo?
+ Nhờ đâu cây cối đâm chồi nảy lộc?/ Cây cối đâm chồi nảy lộc nhờ đâu?
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT. Trả lời câu hỏi của GV.
HS lắng nghe GV hướng dẫn, hoạt động theo nhóm đôi, tập đóng vai nói lời mời và lời đáp
- HS đóng vai, nói lời mời và lời đáp trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6a: Sắp xếp các câu thành đoạn văn.
- HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện BT:
Câu 2. Sáng sớm, mẹ con bác Tâm bơi mủng đi hái sen.
Câu 4. Đầu tiên, bác cẩn thận ngắt từng bông.
Câu 5. Tiếp đến, bác bó sen thành từng bó.
Câu 3. Sau đó, bác bọc một chiếc lá lớn bên ngoài bó sen.
Câu 1. Rồi bác nhẹ nhàng đặt bó sen vào lòng thuyền.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS trả lời và lắng nghe GV.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6b: Tìm hiểu về nội dung đoạn văn.
- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Nội dung của đoạn văn nói về cách hái sen của mẹ con bác Tâm. Có thể sắp xếp đúng thứ tự các câu trong đoạn văn là dựa vào các từ ngữ nói về trình tự thực hiện công việc.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp, rút ra lưu ý khi viết đoạn văn thuật việc: viết theo thứ tự, dùng các từ ngữ nói về trình tự thực hiện công việc.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 6c: Viết 4 – 5 câu về công việc hằng ngày của một người thân của em.
- HS viết vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu của BT 1a.
- HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ về bài thơ.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp, tập đóng vai chiasẻ.
- HS thực hành ở nhà với người thân.
Nội dung video Bài 2: “Đầm Sen” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.