Video giảng tiếng Việt 2 Chân trời bài 1: Bốn mùa tươi đẹp
Video giảng tiếng Việt 2 Chân trời bài 1: Bốn mùa tươi đẹp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 10: BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
TUẦN 21 – 22
BÀI 1 - CHUYỆN BỐN MÙA
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
+ Kể được tên các mùa trong năm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
+ Kể được tên các mùa trong năm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
+ Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản Chuyện bốn mùa để xem đặc điểm của các mùa và các mùa đã nói gì với nhau nhé.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 1, 2
1. ĐỌC
NỘI DUNG 1: LUYỆN ĐỌC THÀNH TIẾNG
+ Đọc mẫu, phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của từng mùa, giọng nàng Đông buồn bã, giọng nàng Xuân vui tươi, giọng nàng Thu nhỏ nhẹ, giọng nàng Hạ tinh nghịch, giọng bà Đất hiền.
+ Đọc và luyện đọc một số từ khó: sung sướng, lộc; hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài, nhấn giọng ở một số từ ngữ: Nhưng phải có nắng của em Hạ,/ cây trong vườn/ mới đơm trái ngọt.//; Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để cây cối đâm chồi/ nảy lộc.//;...
NỘI DUNG 2: LUYỆN ĐỌC HIỂU
Phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống; biết liên hệ bản than: Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa; kể được tên một số loại hoa, quả thường có trong mỗi mùa.
Câu 1: Chọn hình vẽ các nàng tiên phù hợp với tên từng mùa trong năm.
Câu 2: Theo lời bà Đất, mỗi mùa trong năm có gì đáng yêu?
Câu 3: Bài đọc nói về điều gì?
Câu 4: Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
NỘI DUNG 3: LUYỆN ĐỌC LẠI
Nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
NỘI DUNG 4: LUYỆN TẬP MỞ RỘNG
Nêu được tên một số loài hoa, quả thường có ở mỗi mùa.
Lưu ý: Ở miền Bắc, sen nở vào mùa hè, còn ở miền Nam, sen nở vào mùa khô. Hiện nay, nhờ kỹ thuật lai tạo giống, có những loài hoa quả có cả ở 4 mùa, VD: hoa cúc, cam, xoài, bưởi.
TIẾT 3, 4
2. VIẾT
NỘI DUNG 1: LUYỆN VIẾT CHỮ S HOA
Quan sát mẫu chữ S hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ S hoa. GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ S hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét thẳng đứng.
+ Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, phía dưới ĐK ngang 4, viết một nét cong trái phía trên ĐK ngang 2, lượn vòng lên chạm ĐK dọc 2 viết nét thẳng đứng sát ĐK dọc 2, viết tiếp luôn nét cong trái và dừng bút cách bên phải ĐK dọc 2 một li, phía dưới ĐK ngang 2.
+ Lưu ý: Lưng của 2 nét cong trái đều chạm ĐK dọc 1. Chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút.
NỘI DUNG 2: LUYỆN VIẾT CÂU ỨNG DỤNG
Viết đúng chữ S hoa và câu ứng dụng.
Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng Sông dài biển rộng.
NỘI DUNG 3: LUYỆN VIẾT THÊM
Luyện viết chữ S hoa và câu ứng dụng khác.
Đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:
Làng Chợ đẹp lắm ai ơi
Sông sâu tắm mát trên đồi nương ngô
NỘI DUNG 4: ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
3. Luyện từ
Tìm được từ ngữ chỉ đặc đểm của các mùa.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt 1 – 2 câu nói về sự vật trong mỗi bức tranh
Các bức tranh vẽ về bông hoa, bầu trời với những đám mây, đồng cỏ.
Hoạt động 2: Đặt và trả lời câu hỏi về hình dáng của 2 – 3 sự vật trong tranh.
Đặt và trả lời được câu hỏi về hình dáng của sự vật.
3. VẬN DỤNG
Nói được 1 – 2 câu về một mùa mình thích.
Mời một số HS nói trước lớp, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về một mùa em thích, lí do em thích và những hoạt động em thích làm vào mùa đó.
Video trình bày nội dung:
- HS lắng nghe.
- HS kể tên những mùa mà mình biết: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, mùa nắng, mùa mưa, mùa khô,...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nghe GV hướng dẫn. Luyện đọc theo yêu cầu của GV.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ.
- HS luyện đọc trước lớp. Các HS khác lắng nghe.
- Một số HS đọc trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi trong SGK:
Câu 1: Thứ tự lần lượt hình các nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Câu 2: Theo lời bà Đất, mỗi mùa trong năm đều có sự đáng yêu, đó là: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để cây cối đâm chồi nảy lộc.
Câu 3: Bài đọc nói về đặc điểm của bốn mùa, ích lợi của bốn mùa với thiên nhiên và cuộc sống con người.
Câu 4: HS trả lời dựa vào sở thích cá nhân.
- HS nêu cách hiểu của bản thân về nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ.
- Một số HS đọc lại cả bài. Các HS còn lại lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa thơm trái ngọt: Kể tên các loại hoa, quả thường có ở mỗi mùa.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ, nêu tên một số loài hoa, quả thường có ở mỗi mùa:
+ Mùa xuân: hoa đào, hoa mai, cam, quýt,...
+ Mùa hè: hoa phượng, hoa bằng lăng, quả vải, quả mận,...
+ Mùa thu: hoa cúc, quả hồng, quả bưởi, quả xoài,...
+ Mùa đông: hoa dong riềng,...
- Một vài nhóm trình bày trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS tập viết vào bảng con.
- HS tô và viết chữ S hoa vào VTV.
- HS tìm hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng Sông dài biển rộng: nghĩa đen, chỉ sự dài rộng vô cùng của sông, của biển => nghĩa bóng: sự bất tận của mọi thứ mà con người khó có thể biết hết, đồng thời cũng nói lên sự nhỏ bé của con người.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Sông và câu ứng dụng Sông dài biển rộng vào VTV
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao.
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm và tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của cảnh vật.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
+ 3a. Từ ngữ chỉ đặc điểm: trắng muốt, mát mẻ, trong vắt, xanh ngắt, rực rỡ, tươi tốt.
+ 3b. Từ ngữ chỉ đặc điểm của cảnh vật:
- Mùa xuân: ẩm ướt.
- Mùa hạ: oi bức.
- Mùa thu: mát mẻ.
- Mùa đông: lạnh giá.
- Một số HS trình bày kết quả. Các HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4a: Đặt câu nói về sự vật trong mỗi bức tranh.
- HS lắng nghe, quan sát tranh.
- HS hoạt động nhóm, đặt câu dựa vào tranh.
- HS viết câu vào VBT và trình bày trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4b: Đặt và trả lời câu hỏi về hình dáng của 2 – 3 sự vật trong tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện yêu cầu BT.
VD:
- Con voi có hình dáng thế nào?
- Con voi có hình dáng to lớn, màu nâu.
- Cây cỏ trong rừng thế nào?
- Cây cỏ trong rừng nhiều, xanh tốt, um tùm.
- HS viết vào VBT và trình bày trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động: Nói về một mùa em thích.
- HS hoạt động theo nhóm nhỏ.
- Một số HS trình bày trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
Nội dung video Bài 1: “Bốn mùa tươi đẹp” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.