Video giảng Ngữ văn 8 kết nối bài 4: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Video giảng Ngữ văn 8 kết nối bài 4: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5 : NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(MỘT THÓI XẤU CỦA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI)

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

Các bước trình bày một bài nói và nghe về một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại.

+ Chuẩn bị bài nói

+ Trình bày bài nói

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Chuẩn bị bài nói

Trước khi nói, em cần chuẩn bị những gì?

Video trình bày nội dung:

- Lựa chọn đề tài

Em muốn đề cập đến thói xấu nào của con người trong xã hội hiện đại? Gợi ý: thức khuya; thói lười nhác, hay than vãn, ...

- Tìm ý và sắp xếp ý

Tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi:

+ Vấn đề được nêu ra là gì?

+ Vấn đề đó được hiểu như thế nào? Vì sao nó đáng phê phán?

+ Làm thế nào để ý kiến phê phán của mình có sức thuyết phục?

+ Liệu có ý kiến nào không đồng tình với ý kiến phê phán của mình không?

Hoạt động 2. Trình bày bài nói

Em hãy cho biết, Nhiệm vụ của người nói và người nghe khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) là gì?

Video trình bày nội dung:

*Người nói:

- Giới thiệu vấn đề (có thể đi thẳng vào vấn đề hoặc kể một tình huống dẫn tới vấn đề).

- Lần lượt trình bày từng nội dung của vấn đề theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Nêu ý phê phán một cách đúng mực, có thể thêm chút hài hước. Chú ý phản ứng của người nghe để tìm kiếm sự đồng thuận hoặc sẵn sàng đối thoại.

*Người nghe:

- Lắng nghe, theo dõi để nắm bắt ý kiến của người nói về vấn đề. Bản tóm tắt cần thể hiện đầy đủ, chính xác những nội dung chính trong bài nói. Các thông tin này cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, được trình bày kết hợp với các ký hiệu tạo sơ đồ tóm tắt văn bản (gạch đầu dòng, gạch nối, mũi tên,…). Ghi chú những thắc mắc hoặc những suy nghĩ riêng của mình vào bảng tóm tắt nhằm chuẩn bị cho phần trao đổi.

 

Nội dung video Bài 5: “Nói và nghe : Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác