Video giảng Ngữ văn 8 kết nối bài 3: Thực hành tiếng Việt (Trang 64)
Video giảng Ngữ văn 8 kết nối bài 3: Thực hành tiếng Việt (Trang 64). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3 : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH VÀ ĐOẠN VĂN QUY NẠP
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khái niệm về đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
- Đặc điểm về đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
- Tác dụng của đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, em hãy cho biết:
Khi viết một đoạn văn với chủ đề bất kỳ, em thường đặt chủ đề ở đâu?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức
Em hãy tìm hiểu và thảo luận về những câu hỏi sau:
+ Đoạn văn diễn dịch có đặc điểm gì?
+ Thế nào là đoạn văn quy nạp?
+ Tác dụng của đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp là gì?
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm:
+ Đoạn văn diễn dịch: Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
+ Đoạn văn quy nạp: Trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. Câu chủ đề trong đoạn văn quy nạp đặt ở cuối đoạn văn.
- Tác dụng: Do có câu chủ đề việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn, dù câu chủ đề được đặt ở đầu hay cuối đoạn. Hai kiểu đoạn văn này đặc biệt phù hợp với văn bản nghị luận.
Hoạt động 2. Gợi ý trả lời bài tập
Bài tập 1:
Video trình bày nội dung:
a. Ở đoạn a câu “Giả sử mấy người…muôn đời bất hủ được.!” là câu chủ đề. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, cho nên đây là đoạn văn quy nạp.
b. Ở câu b câu chủ đề nằm ở đầu đoạn “Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường”. Vị trí của câu chủ đề cho biết đây là đoạn văn diễn dịch.
=> Khi đã có câu chủ đề các câu tiếp theo có hướng để triển khai. Đây là tác dụng của cách tổ chức đoạn văn theo lối diễn dịch.
Bài tập 2:
Video trình bày nội dung:
Trong các câu đã được đánh số câu 1 - 2 - 4 nói về đặc điểm và số phận của các nhân vật cụ thể ở một số truyện cổ tích. Riêng câu 3 không đề cập đến nhân vật nào mà nêu vấn đề có tính chất khái quát không chỉ đúng với các truyện được nói đến ở đây mà còn đúng với nhiều truyện cổ tích khác. Đó chính là câu chủ đề.
+ Nếu muốn viết đoạn văn diễn dịch ta chỉ cần đặt câu (3) lên đầu các câu tiếp theo đó có tính chất giống nhau, không nhất thiết phải theo trật tự cố định.
+ Ngược lại đặt câu (3) ở cuối ta sẽ được đoạn quy nạp.
Bài tập 3:
Video trình bày nội dung:
Yêu một chùm hoa dại không tên bên con đường quen thuộc là yêu nước. yêu một lối nhỏ vắng vẻ ra bến sông quê hàng ngày là yêu nước. Yêu một tán lá cọ lặng lẽ xòe ra che nắng giữa vườn trưa là yêu nước. Yêu căn bếp nhỏ lặng lẽ tỏa khói mỗi sớm chiều cũng là yêu nước.
Với các câu trên, đặt câu chủ đề ở đầu để có đoạn văn diễn dịch hay cuối để có đoạn văn quy nạp đều hợp lý.
Nội dung video Bài 3: “Thực hành Tiếng Việt” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.