Video giảng Ngữ văn 8 kết nối bài 2: Thu điếu (Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến

Video giảng Ngữ văn 8 kết nối bài 2: Thu điếu (Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 1: THU ĐIẾU

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua VB.
  • Hiểu được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ.
  • Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
  • Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội
  • Biết yêu quý, trân trọng những giá trị văn hóa, văn học truyền thống

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em xem video về tác giả Nguyễn Khuyến.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Giới thiệu bài học

Theo em, Chủ đề Vẻ đẹp cổ điển bao gồm các văn bản với điểm nhìn của các nhân vật trẻ con, các nhân vật này đã có cách cảm nhận và ứng xử với thế giới như thế nào?

Video trình bày nội dung:

- Chủ đề Vẻ đẹp cổ điển bao gồm các văn bản với điểm nhìn của các nhân vật trẻ con. Các nhân vật này đã có cách cảm nhận và ứng xử với thế giới rất riêng biệt.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bảnThể loại

Câu cá mùa thu 

(Thu điếu)

Thơ 
Thiên trường vãn vọngThơ
Ca Huế trên sông HươngBút kí

 

Nội dung 2: Thơ đường luật và thể thơ thất ngôn bát cú

Theo em:

  • Thơ Đường luật là gì? Thơ Đường luật bao gồm mấy loại?
  • Ngôn ngữ thơ Đường luật có đặc điểm như thế nào?
  • Bút pháp tả cảnh và ý trong thơ có đặc điểm gì?

Video trình bày nội dung:

2.1. Khái niệm 

Thơ đường luật

- Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Là một loại thơ làm theo luật thơ được đặt ra từ thời nhà Đường bao gồm có 3 loại: thơ bát cú (mỗi bài 8 câu), thơ tứ tuyệt (mỗi bài 4 câu), thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó điển hình nhất là thơ thất ngôn bát cú.

- Ngôn ngữ thơ đường luật rất cô đọng, hàm súc. Bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình. Ý thơ gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn….

* Thơ thất ngôn bát cú 

+ Về bố cục: Bài thơ gồm có bốn cặp câu thơ tương ứng 4 vế: đề - thực - luận - kết. 

  • Hai câu đề: triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề
  • Hai câu thực: Giải thích rõ các khía cạnh chính của đối tượng được miêu tả bàn luận
  • Hai câu luận: luận giải phát triển, mở rộng suy nghĩ về đối tượng.
  • Hai câu kết: Thâu tóm tinh thần của toàn bài và có thể mở ra những ý tưởng, liên tưởng mới.

+ Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ sắp xếp thanh bằng trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ để tạo sự phong phú cho điệu thơ. 

+ Về niêm: hai cặp câu liền nhau được dính theo nguyên tắc chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh.

+ Về vần nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần và gieo vần bằng.

+ Về đối: bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu đối ở hai câu thực và hai câu luận, cũng có bài chỉ đối ở một liên hoặc ở ba, bốn liên. 

  1. Sơ đồ cách gieo vần, niêm luật của thể thất ngôn bát cú
CâuLuật bằng trắcNiêmVầnĐối
1B-B-T-T-T-B-BCâu 1 và 8B 
2T-T-B-B-T-T-BCâu 2 và 3B 
3T-T-B-B-B-T-T-T 
4B-B-T-T-T-B-BCâu 4 và 5BĐối
5B-B-T-T-B-B-T 
6T-T-B-B-T-T-BCâu 6 và 7BĐối
7T-T-B-B-B-T-T 
8B-B-T-T-T-B-BCâu 8 và 1B 

Nội dung 3: Tìm hiểu tác giả

Em hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Nguyễn Khuyến? 

Video trình bày nội dung:

-  Tên: Nguyễn Khuyến

- Năm sinh – năm mất: 1835 -1909

- Quê quán: Xã Yên Đổ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.

-  Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, từ năm 1864 đến 1871 ông đỗ đầu hết cả ba kì thi nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. 

- Ông là người tài năng cốt cách thanh cao và tấm lòng yêu nước thương dân.

- Hiện tại ông để lại 800 bài thơ cả chữ Hán và chữ Nôm, thơ văn, câu đối.

- Nội dung sáng tác:

+ Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, gia đình bạn bè.

+ Phản ánh cuộc sống của những con người cực khổ, thuần hậu, chất phác

+ Châm biếm đả kích thực dân xâm lược và tầng lớp thống trị.

+ Bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân với nước.

Nội dung 4: Tác phẩm

Em hãy:

  • Nêu hoàn cảnh ra đời của “Thu Điếu”?
  • Tác phẩm “Thu Điếu được viết theo thể thơ gì?
  • Chủ đề của bài thơ là gì?

Video trình bày nội dung:

- Xuất xứ: Tác phẩm Thu điếu nằm trong chùm thơ mùa thu gồm có 3 bài của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Chủ đề: Bài thơ bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.

Nội dung 5: Ý nghĩa nhan đề và bố cục tác phẩm

Em hãy nêu:

  • Bố cục của bài thơ được triển khai như thế nào? Nêu nội dung chính của từng phần?
  • Nêu ý nghĩa nhan đề “Mùa thu câu cá” (Thu Điếu)?

Video trình bày nội dung:

 

- Bố cục: 2 phần

Sáu câu đầu: Cảnh sắc thiên nhiên trời thu Bắc Bộ

+ Hai câu kết ( câu 7+8): Suy tư của chủ thể trữ tình trước cảnh vật trời thu và nỗi niềm thế sự.

- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề “Mùa thu câu cá” có mối liên hệ trực tiếp với nội dung của hai câu đề: không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ.

Nội dung 6: Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ

Theo em:

  • Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ được tái hiện như thế nào?
  • Khung cảnh được miêu tả ra sao?
  • Không gian mùa thu được gợi tả như thế nào?
  • Nhận xét về cảnh thu làng quê Bắc Bộ được hiện lên qua hai câu trên?

Video trình bày nội dung:

Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ được tái hiện lần lượt thông qua các không gian, trình tự được thể hiện qua 6 câu thơ đầu như sau:

a, Hai câu đề

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

  • Khung cảnh: ao thu, chiếc thuyền câu là những hình ảnh vô cùng bình dị, gần gũi và thân thuộc với quê hương. 
  • Không gian mùa thu  mở ra một cách bát ngát mà mùa thu lại hẹp lại trên một ao thu rồi đến “một” chiếc thuyền câu đã bé lại càng trở nên bé hơn như muốn thu mình vào cảnh “bé tẻo teo”. Số từ “một” kết hợp với tính từ “bé tẻo teo” càng tô đậm sự mênh mông của không gian và sự cô quạnh của trời đất vào thu.

=> Điểm nhìn đi từ cái bao quát đến cận cảnh: Từ ao thu đến chiếc thuyền câu.

Đường nét sắc thái tinh tế của cảnh thu được bộc lộ qua hệ thống các từ láy “ lạnh lẽo”, “tẻo teo”; cùng với “trong veo” => Cảnh thu vắng lạnh, lại có chút gì đó đìu hiu.

=> Cảnh thu hiện lên vô cùng quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ nhưng lại đìu hiu, vắng, lạnh và cái lạnh dường như thấm vào cả không gian. Phải chăng cái lạnh của không gian cũng chính là cái lạnh của lòng người?

  1. Hai câu thực

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trong gió khẽ đưa vèo”

Sắc trời mùa thu Bắc Bộ được gợi tả qua các nét:

+ Sắc màu: màu xanh biếc của sóng nước và sắc vàng của lá hòa thành một màu sắc kì diệu của trời thu.

+ Đường nét: gió thu thoáng nhẹ, sóng gợn nhẹ nhàng, lá vàng trong gió bay khẽ khàng… Càng tô đậm thêm sự tĩnh lặng của mùa thu.

=> Nghệ thuật lấy động tả tĩnh lấy cái gợn của gió, cái bay của lá để nhấn mạnh sự tĩnh lặng của thiên nhiên mùa thu.

=> Phác họa mùa thu với những màu sắc hài hòa không gian tĩnh lặng với bao nhiêu những cử động nhưng vẫn im lìm, mỏng manh và nhỏ nhẹ. Để có thể cảm nhận những rung động mơ hồ, khe khẽ của vạn vật đất trời chắc chắn tác giả phải là người hòa điều với thiên nhiên, và say đắm với nó mới có thể diễn tả một cách chân thực như vậy.

  1. Hai câu luận

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Bước sang 2 câu luận dường như điểm nhìn của nhà thơ đã có sự mở rộng về chiều cao, chiều sâu và chiều rộng. Từ điểm nhìn là chiếc thuyền câu bé tí teo với một chiếc ao thu tác giả đưa tầm mắt lên “tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”, “ngõ trúc quanh co”.

+ Việc miêu tả trời thu xanh ngắt càng khiến mùa thu trở nên lắng đọng và tĩnh lặng hơn. Sắc xanh của nước ao thu với sắc trời như hòa quyện với nhau lại càng tô điểm thêm sự lạnh lẽo của không gian.

+ Không gian mùa thu càng được tô điểm với  hình ảnh cảnh vật đìu hiu ngõ trúc “quanh co”, “khách vắng teo”=> Không gian tĩnh lặng, vắng bóng người, vắng tiếng, gần như là tuyệt đối.

=> Cảnh thu với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại trong khoảnh khắc không người, không tiếng động… Phải chăng cảnh thu đã được vẽ bởi bao vấn vương mang những cảm nhận tâm trạng của thi nhân?

  1. Nghệ thuật diễn tả

- Sử dụng hệ thống từ ngữ vô cùng linh động, có tính gợi tả mạnh “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo”, “gợn tí”, “đưa vèo”, “xanh ngắt”, “vắng teo”…. Có thể thấy cách gieo vần chân vô cùng đắt “eo” ở cuối câu như tô đậm sự nhỏ bé, eo hẹp của không gian. Càng có cái gì đó như gợi buồn mang mác.

- Không gian mùa thu Bắc Bộ hiện lên có chiều sâu, chiều cao, chiều rộng… đó là hình ảnh bầu trời mùa thu, của ao thu, của chiếc thuyền câu, của ngõ trúc vắng lặng…. Của âm thanh rất nhẹ, rất khẽ  sóng lăn tăn “hơi gợn tí”, lá “khẽ đưa vèo”, cá “đớp động dưới chân bèo”….

- Trời thu Bắc Bộ hiện lên một cách vô cùng đặc trưng, thân thuộc và gần gũi. Thể hiện tâm hồn đồng điệu và rung cảm mãnh liệt trước thiên nhiên của nhà thơ.

………..

Nội dung video Văn bản 1: Thu điếu còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác