Video giảng Ngữ văn 8 kết nối bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
Video giảng Ngữ văn 8 kết nối bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 2 : TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tìm hiểu chung về văn bản: Tác giả, tác phẩm,… của văn bản
- Tìm hiểu chi tiết văn bản
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, em hãy xem video về Lịch sử dân tộc Việt Nam
Sau khi xem xong video, em hãy cho biết trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
Em hãy thảo luận và tìm hiểu để trả lời một số câu hỏi sau:
+ Em hãy trình bày những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?
+ Tác phẩm được chia làm mấy phần?
Video trình bày nội dung:
a) Tác giả
- Tên đầy đủ: Hồ Chí Minh.
- Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An.
- Năm sinh – năm mất: 1890 – 1969.
- Thể loại sáng tác: Văn chính luận, thơ ca.
- Tác phẩm tiêu biểu: Ngục trung nhật kí, Đường kách mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp,…
b) Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bố cục:
+ Phần (1) – Mở bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ý kiến khái quát, khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu lên giá trị to lớn của lòng yêu nước ấy.
+ Phần (2) – Thân bài: Người phát triển ý kiến nêu ở mở bài bằng cách chứng minh, làm sáng tỏ qua các lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lấy dẫn chứng thực tế trong lịch sử dân tộc).
+ Phần (3) – Kết bài: Người nêu lên giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
Nhiệm vụ 1: Mục đích của văn bản
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:
Văn bản viết về vấn đề gì? Văn bản được viết với mục đích gì?
Video trình bày nội dung:
- Văn bản viết về vấn đề bàn về lòng yêu nước, được thể hiện ngay trong nhan đề của VB: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Mục đích của VB rất sáng rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề xã hội: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Nhiệm vụ 2: Phần mở bài - đặt vấn đề
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:
+ Câu văn nào ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong VB? Chỉ ra những nhận định chung về tinh thần yêu nước của nhân dân ta được Bác Hồ miêu tả.
Video trình bày nội dung:
- Câu văn khái quát nội dung vấn đề nghị luận: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước => Đây chính là ý kiến, quan điểm, nội dung trọng tâm mà bài nghị luận sẽ làm sáng tỏ.
- Phần mở bài đã nêu lên nhận định chung về lòng yêu nước:
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành và luôn sục sôi.
+ Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn... nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
=> Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước.
Nhiệm vụ 3: Phần thân bài - giải quyết vấn đề
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:
Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần (2) có tác dụng gì? Các dẫn chứng trong phần (2) được sắp xếp theo trình tự nào? Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ...đến...” đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử có tác dụng chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ.
- Các dẫn chứng trong phần (2) được sắp xếp theo:
+ trình tự thời gian: từ xưa đến nay.
+ lứa tuổi: từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà mẹ,...
+ vùng miền: từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bào trong nước đến kiều bào nước ngoài, từ tiền tuyến đến hậu phương,...
=> Mô hình liệt kê theo mẫu “Từ...đến...” đã giúp tác giả thể hiện được sự đầy đủ, toàn diện, rộng khắp,... về các biểu hiện cho tình yêu nước của nhân dân ta.
Nhiệm vụ 4: Phần kết bài – tổng kết vấn đề
Bác Hồ chỉ ra những nhiệm vụ chính nào của nhân dân ở hiện tại?
Video trình bày nội dung:
- Bác Hồ chỉ ra những nhiệm vụ chính của nhân dân ở hiện tại: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Cần phải thể hiện lòng yêu thương bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động 3. Tổng kết
Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
Video trình bày nội dung:
1. Nội dung
- Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc
2. Nghệ thuật
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả
Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước.
Nội dung video Bài 3: “Văn bản 2 : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.