Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 6: Thực hành tiếng viết - Sử dụng từ hán việt
Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 6: Thực hành tiếng viết - Sử dụng từ hán việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
Chào các em! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một bài học đầy thú vị và ý nghĩa. Các em đã sẵn sàng chưa?
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được cách thức sử dụng từ Hán Việt và giá trị biểu đạt của từ Hán Việt trong một số ngữ cảnh.
- Biết vận dụng kiến thức về từ Hán Việt để tìm hiểu sâu hơn nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả trong các văn bản đã học.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Để giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho bài học, chúng ta sẽ cùng khởi động bằng một câu hỏi nho nhỏ. Các em hãy đọc lại bài thơ “Bảo kính cảnh giới” và chỉ ra cái từ ngữ Hán Việt có trong bài? Giải nghĩa của từ Hán Việt mà em vừa tìm được?
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp trương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tịn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Lý thuyết
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nhớ lại và trả lời cho cô câu hỏi: - Khái niệm thế nào là từ Hán Việt? Và được dùng trong trường hợp nào?
Video trình bày nội dung:
Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng đê tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
Nội dung 2: Gợi ý giải bài tập trong SGK
Sau khi đã nắm vững lý thuyết, giờ là lúc chúng ta bước vào phần thực hành. Các em hãy chuẩn bị sẵn sàng để thử sức với những bài tập nhé!
Bài tập 1: Các em đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lâpj
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo
a. Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo
b. Nêu tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt có trong đoạn trích
c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.
Video trình bày nội dung:
a.
- Trừ bạo: Diệt trừ những kẻ bạo ngược, làm hại dân lành
- Phong tục: Thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội được mọi người công nhận làm theo
- Độc lập: nước có chủ quyền, không lệ thuộc vào nước khác, người tự mình tồn tại và không lệ thuộc vào người khác.
a. Nêu tác dụng biểu đạt
Hệ thống từ Hán Việt giúp tác giả thể hiện trọn vẹn dụng ý của bài thơ. THể hiện chủ quyền, văn hóa, toàn vẹn lãnh thổ, cương vực cũng như văn hiến của dân tộc Việt Nam sánh ngang với Trung Quốc.
b. Đặt câu:
Nhân nghĩa: Giá trị nhân nghĩa được tác giả Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
Văn hiến: Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến
Hào kiệt: Nước Việt Nam có chiều dài lịch sử ngàn năm với rất nhiều anh hùng hào kiệt.
…………………………
Nội dung video Bài 6: Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.