Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 1: Chữ người tử tù

Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 1: Chữ người tử tù. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 3. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- HS nhận biết được lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật; phân tích được bối cảnh, tình huống truyện.

- HS cần khái quát được đặc điểm tính cách của hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục; hiểu được chủ đề của tác phẩm.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Em hãy nêu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tuân?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1: Tác giả, tác phẩm

Em hãy cho biết chữ người tử tù trích từ tác phẩm nào?

Video trình bày nội dung:

a. Tác giả

- Tên: Nguyễn Tuân

- Năm sinh – năm mất: 1910 -1987

- Quê quán: Hà Nội

- Ông có đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Sở trường sáng tác: truyện ngắn và tùy bút.

- Phong cách nghệ thuật: Sáng tác của Nguyễn Tuân bộc lộ cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác; tràn đầy niềm say mê cái đẹp; thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó với cảnh sắc quê hương xứ sở và thái độ nâng niu, trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1940), Thiếu quê hương (tập tùy bút, 1940), 

b. Tác phẩm

- Chữ người tử tù được in lần đầu trên tạp chí Tao Đàn (số 1, năm 1939) với nhan đề Dòng chữ cuối cùng, được in lại trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

Nội dung 1:Tìm hiểu tình huống truyện

Em hãy nêu tình huống của truyện Chữ người tử tù?

Video trình bày nội dung:

Tình huống độc đáo, làm nổi bật tính cách của hai nhân vật, đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Cuộc gặp gỡ tình cờ, oái oăm giữa Huấn Cao - một tử tù nguy hiểm và thầy trò viên quản ngục, góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.

+ Không gian: Nhà tù → Không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.

+ Thời gian: Là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường nhận án chém của Huấn Cao.

+ Trên bình diện xã hội họ có quan hệ hoàn toàn đối địch.

+ Trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ. Ở họ đều có những phẩm chất cao quý đáng ngưỡng mộ

=> Cuộc gặp gỡ đã tạo nên “Cái tình thế đặc biệt” để nhà văn kể câu chuyện Chữ người tử tù.

………..

Nội dung video bài 1: Chữ người tử tù còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác