Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ

Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 3. CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Học sinh nêu một số thông tin về tác giả, tác phẩm

- Học sinh nhận biết được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận bàn về một vấn đề văn học.

- Học sinh phân tích được quan niệm độc đáo của nhà thơ Lê Đạt về yếu tố then chốt trong sáng tạo thơ, cũng là yếu tố làm nên khuôn mặt riêng biệt của thơ so với các loại hình sáng tác ngôn từ khác.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Phương thức biểu đạt của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu chung

Em hãy trình bày thông tin về tác giả, tác phẩm của văn bản?

Video trình bày nội dung:

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: Lê Đạt

- Năm sinh – năm mất: 1929-2008

- Quê quán: Bắc Giang

- Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và nhận mình là “phu chữ”.

 b. Tác phẩm

- Chữ bầu lên nhà thơ được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994

- Thể loại: văn bản nghị luận

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Ý kiến từng được nhà thơ phát biểu ở các diễn đàn xoay quanh đặc thù của lao động, của ngôn từ trong thơ.

+ Phần 2: Đối thoại với những quan niệm mà tác giả không đồng tình trên vấn đề lao động thơ và nhận diện tầm vóc nhà thơ.

+ Phần 3: Luận về sự thống nhất mà khác biệt giữa các con đường thơ và thước đo một nhà thơ chân chính.

Nội dung 2.Tìm hiểu chi tiết văn bản

GV đưa ra câu hỏi: Nhà thơ nêu lên quan điểm nào?

 Video trình bày nội dung:

1. Ý kiến từng được nhà thơ phát biểu ở các diễn đàn xoay quanh đặc thù của lao động thơ, của ngôn từ trong thơ.

* Vấn đề bàn luận

-Danh ngôn của Ét-mông Gia-bét đã được dùng làm nhan đề văn bản: Chữ bầu lên nhà thơ

=> vấn đề chính được bàn luận: lao động chữ nghĩa trong hoạt động sáng tạo thơ ca và tính chất, ý nghĩa khác thường của “chữ” trong thơ.

- Nhà thơ đã đưa ra nhiều quan điểm nhưng có thể coi ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả là: Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Luận điểm thể hiện quan niệm riêng của tác giả: khi làm thơ, nhà thơ luôn phải tìm cách làm mới "chữ", khiến cho "chữ" lập tức gây chú ý vì nội hàm ý nghĩa khác thường của nó so với nghĩa đã được xác định trong từ điển,

2. Sự đối thoại với những quan niệm mà tác giả không đồng tình trên vấn đề lao động thơ và nhận diện tầm vóc nhà thơ.

- Tác giả “rất ghét” cái quan niệm: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn và “không mê” các nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho.

- Tác giả “ưa” những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu chữ, hạt chữ.

- Tác giả đã dùng biện pháp ẩn dụ để biểu đạt luận điểm của mình: một nắng hai sương, lực điền, cánh đồng giấy, hạt chữ.

=> Sự so sánh ngầm, dựa trên sự phát hiện về mối tương đồng giữa hoạt động sáng tạo của nhà thơ và lao động của người nông dân trên đồng ruộng, xét trên cả hai mặt: sự lao khổ và thành tựu cuối cùng có được đều do sự lao động vất vả, nghiêm túc, tâm huyết mà có.

- Ở cuối phần 2, tác đã triển khai quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ”

+ Dẫn ý kiến của các nhà thơ, nhà văn lớn trên thế giới (Ét-mông Gia-bét - Edmond Jabès, Gít-đơ - Gide, Pét-xoa - Pessoa), xem như đó là sự hậu thuẫn tích cực cho cách lí giải vấn đề của mình.

+ Diễn giải ý kiến của Ét-mông Gia-bét theo hướng bám sát ý tưởng đã được đề cập từ nhan đề và phần đầu văn bản. Nếu trong phát biểu của mình, Ét-mông Gia-bét gần như chỉ nói đến vai trò của sáng tạo ngôn từ trong việc xác định danh vị đích thực của nhà thơ, thì Lê Đạt lại phát triển thêm, cho rằng mỗi lần sáng tạo tác phẩm mới lại một lần nhà thơ phải vật lộn với chữ.

=> "nhà thơ” không phải là danh vị được tạo một lần cho mãi mãi. Nó có thể bị tước đoạt nếu nhà thơ không chịu khổ công lao động với ngôn từ mỗi khi viết một bài thơ mới.

3. Luận về sự thống nhất mà khác biệt giữa các con đường thơ và nhà thơ chân chính

- Nhà thơ nêu lên quan điểm: nhà thơ phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất phong phú cho tiếng mẹ.

=>  Sáng tạo thơ ca là một loại lao động có tính đặc thù, đòi hỏi nhà thơ phải tốn rất nhiều tâm não trong cuộc vật lộn với chữ để làm nên những sản phẩm ngôn từ độc đáo, đặc sắc, làm phong phú cho tiếng nói chung.

………..

Nội dung video bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác