Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 6: Bình ngô đại cáo

Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 6: Bình ngô đại cáo. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 2: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Xin chào các em học sinh thân yêu! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sức mạnh của ngôn từ, điều làm nên sức sống của những tác phẩm văn học nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Vận dụng được những hiểu biết chung về tác gia Nguyễn Trãi và các kiến thức đã học giới thiệu trong phần Tri thức ngữ văn để hiểu Bình ngô đại cáo tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
  • Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử văn hóa được thể hiện trong một văn bản văn học cụ thể qua thực hành phân tích Bình Ngô đại cáo.
  • Nhận biết và phân tích được bố cục mạch nghị luận các lí lẽ và bằng chứng trong một văn bản nghị luận cổ qua tìm hiểu Bình Ngô đại cáo với tư cách là một tác phẩm cáo điển hình.
  • Biết cách phân tích bình luận về vai trò của yếu tố biểu cảm trong các tác phẩm nghị luận cổ qua việc chỉ ra được những biểu hiện cụ thể của yếu tố này ở Bình Ngô đại cáo.
  • Biết kính trọng biết ơn và học tập những nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hóa dân tộc như Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học chính, hãy cùng khởi động bằng một vài câu hỏi thú vị để kích thích tư duy và tạo hứng khởi cho tiết học hôm nay.

Em đã được học lịch sử và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hãy cho cả lớp lắng nghe những hiểu biết của mình về cuộc khởi nghĩa.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm Cáo

Cô xin mời đại diện các nhóm dựa vào các nội dung đã đọc ở nhà:

Hãy trình bày khái niệm về thể loại Cáo

+ Cáo có đặc điểm gì?

+ Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

Video trình bày nội dung:

1. Cáo

a. Khái niệm

Cáo là một thể loại văn bản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là thể loại văn bản hành chính nhà nước quân chủ thường được dùng cho các phát ngôn chính thức hệ trọng của Vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm tổng kết một công việc, trình bày chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.

b. Đặc điểm

+ Cáo thường được viết bằng thể loại văn xuôi, nhưng thường được viết bằng biền văn, thường có câu dài ngắn không bò gó. Mỗi cặp có hai vế  đối nhau.

+ Cáo là thể loại văn có tính hùng biện, do đó lời lẽ rất đanh thép, lí luận sắc bén kết cấu chặt chẽ và mạch lạc.

c. Ý nghĩa nhan đề

· Đại cáo: Tên thể loại – bài cáo lớn

· Bình: dẹp yên, bình định, ổn định

· Ngô: chỉ giặc Minh -> Sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc

=> Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô bình định bờ cõi cho thiên hạ biết

Nội dung 2: Đọc văn bản

Các em hãy dựa vào phần đã đọc trước ở nhà và trả lời cho cô các câu hỏi sau:

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

+ Bố cục bài cáo gồm mấy phần? nêu nội dung từng phần?

Video trình bày nội dung:

- Năm 1427 cuộc kháng chiến chống giặc Minh giành thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình ngô đại cáo. Tác phẩm được ban bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi  đầu năm 1428.

- Bố cục gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến chứng cớ còn ghi: Nêu luận đề chính nghĩa

+ Phần 2: Tiếp đến ai bảo thần dân chịu được:Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

+ Phần 3: Tiếp đến Cũng là chưa thấy xưa nay: Diễn biến của cuộc chiến kể từ luc mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của yêu nước tinh thần sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Phần 4: Còn lại: Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. 

Nội dung 3: Tìm hiểu luận điểm chính nghĩa của Nguyễn Trãi

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tư tưởng “nhân nghĩa” – một giá trị cốt lõi trong văn học và triết lý sống của dân tộc Việt Nam. Các em có thể đã nghe nhiều về “nhân nghĩa” nhưng hôm nay, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn qua văn bản. Các em hãy nhớ lại kiến thức đã học và xác định luận điểm chính nghĩa của tác giả.

Cô có một số câu hỏi muốn dành cho các em:

Luận điểm chính nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện thế nào trong tác phẩm?

+ Cách thể hiện luận điểm đó có gì đặc biệt?

Video trình bày nội dung:

a. Tư tưởng nhân nghĩa

-  Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua việc:

+ Yên dân: Lo cho dân cuộc sống ấm no hạnh phúc

+ Trừ bạo: tiêu diệt kẻ bạo tàn

=> Lập luận vô cùng chặt chẽ và thuyết phục. Khẳng định lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh – Đây là cuộc chiến đấu vì nghĩa, vì dân. Ngay từ đầu bài cáo Nguyễn Trãi đã đề cập tới quyền sống của con người

b. Chân lý độc lập

- Có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn của lịch sử: mang tính hiển nhiên và vốn có từ lâu đời. Thể hiện qua các từ ngữ “từ trước”, “đã lâu”, “chia”, “vốn xưng”, “cũng khá”…

- Các yếu tố căn bản xác định độc lập chủ quyền dân tộc, cương vực lãnh thổ, phong tục văn hiến, lịch sử, truyền thống, anh hùng hào kiệt….

Cách thể hiện luận điểm:

+ Nhấn mạnh tính hiển nhiên vốn có

+ Sử dụng các biện pháp so sánh, sóng đôi Triệu, Đinh, Lý, Trần sóng đôi với Hán, Đường, Tống, Nguyên.

+ Giọng văn đĩnh đạc, trịnh trọng

=> Tư tưởng mới mẻ, sâu sắc thể hiện lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

…………………………

Nội dung video Bài 6: Văn bản 2: Bình Ngô đại cáo còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác