Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 6: Bảo kính cảnh giới

Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 6: Bảo kính cảnh giới. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 3: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI

Chào mừng các em đến với buổi học hôm nay. Hãy chuẩn bị tinh thần để cùng nhau bước vào một hành trình đầy cảm hứng với những bài học mới mẻ!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được đặc điểm hình thức của thể loại thơ Nôm Đường luật  và nội dung của chùm thơ Bảo kính cảnh giới.
  • Nhận biết và phân tích được giá trị nội dung đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới. Từ đó biết cách đọc hiểu một bài thơ Nôm đường luật.
  • Hiểu được tầm vóc tư tưởng, vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện trong bài thơ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Để chuẩn bị cho nội dung chính, chúng ta sẽ bắt đầu bằng một hoạt động khởi động nho nhỏ. Hãy cùng thử suy nghĩ và khám phá nhé!

Dựa vào nhan Bảo kính cảnh giới, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc văn bản

Cô xin mời đại diện các nhóm dựa vào các nội dung đã đọc ở nhà:

Tác phẩm Bảo kính cảnh giới thuộc tập thơ nào?

+ Bố cục gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

+ Bảo kính cảnh giới thuộc thể loại thơ  nào? 

Video trình bày nội dung:

- Bảo kính cảnh giới là chùm thơ được rút ra từ tập Quốc âm thi tập bao gồm có 61 bài thơ trong tổng số 254 bài.

- Bố cục bài thơ này gồm có 2 phần chính:

+ Phần 1: 6 câu đầu: nói về vẻ đẹp bức tranh ngày hè

+ Phần 2: 2 câu cuối: niềm tha thiết lớn của nhà thơ với đời

Bảo kính cảnh giới được viết theo thể loại  thơ Nôm Đường luật. Tức là viết bằng chữ Nôm và thể Đường luật. Đây được xem là một lối thơ riêng  do tác giả trung đại Việt Nam sáng tác dựa trên thể loại thơ Đường luật.

Nội dung 2: Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên ngày hè

Trước khi bước vào bài học hôm nay, cô muốn các em hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng một buổi chiều hè: không gian đầy nắng, gió nhẹ thổi qua những tán cây xanh mướt, và tiếng ve râm ran khắp nơi. Hình ảnh thiên nhiên vào mùa hè thường rất sống động và tràn đầy sức sống, phải không nào? Nhưng trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” của Nguyễn Trãi, chúng ta sẽ thấy một bức tranh thiên nhiên rất đặc biệt, nơi nhà thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật mà còn gửi gắm những suy tư, cảm xúc rất sâu lắng. 

Các em hãy cùng cô khám phá từng chi tiết để thấy rõ sự tài tình trong cách Nguyễn Trãi phác họa khung cảnh thiên nhiên và suy nghĩ của ông qua bài thơ này.

Cô sẽ chia lớp thành các nhóm - để thảo luận các câu hỏi chính sau đây:

+ Những dòng thơ đầu cho biết cuộc sống và cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

+ Bức tranh ngày hè được tác giả miêu tả như thế nào? Gồm có những màu sắc và âm thanh nào?

Video trình bày nội dung:

- Những dòng thơ đầu thể hiện phong thái ung dung tự tại của chủ thể trữ tình.

Rồi hóng mát thuở ngày trường”

· “Rồi” tức là rảnh rỗi

· “ngày trường” là ngày dài

Nhịp thơ bất thường 1/2/3 giọng điệu chậm rãi thong thả kết hợp với từ “rồi” nhấn mạnh thời gian rảnh rỗi, cùng tâm hồn thư thái của tác gia.

-  Bức tranh ngày hè được tác gia miêu tả:

+ Bức tranh cuối hè được diễn tả một cách đầy sinh động, tràn trề nhựa sống.

· Màu sắc: màu xanh của hòe, màu đỏ của lựu, màu hồng của sen,  màu vàng của nắng...

=> Bức tranh ngày hè tươi tắn đầy màu sắc.

· Trạng thái sự vật:  đùn đùn, giương, phun, tiễn... Tác gia dùng các động từ mạnh để diễn tả sự căng tràn của cảnh vật. Có một thứ gì đang thôi thúc từ bên trong khiến cho nó không kìm lại được phải đùn ra hết lớp này đến lớp khác

· Cảnh vật cuối hè được miêu tả với những hình ảnh: sen đã tàn, đã hết mùi hương. Ngắt nhịp ¾ gây ấn tượng cùng sự chú ý cho người đọc làm nổi bật cảnh vật buổi chiều hè.

· Âm thanh: Bức tranh ngày hè không chỉ được miêu tả bằng những hình ảnh màu sắc mà còn có cả âm thanh vô cùng sôi động và quen thuộc tiếng chợ cá “lao xao” cùng với tiếng ve inh ỏi đã tạo thành một bản nhạc hòa ca mùa hạ náo nhiệt tưng bừng.

=> Bức tranh ngày hè vô cùng rực rỡ, sinh động, tràn trề sức sống, hài hòa về màu sắc, âm thanh cũng như đường nét. Có sự gắn kết giữa con người và cảnh vật.

Kết luận: Tác giả đã huy động mọi giác quan để cảm nhận về sự thay đổi của thiên nhiên từ thị giác, thính giác đến khứu giác. Thể hiện sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ với cảnh vật. Tình yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống tha thiết của tác gia.

…………………………

Nội dung video Bài 6: Văn bản 3: Bảo kính cảnh giới còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác