Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 2: Mùa xuân chín

Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 2: Mùa xuân chín. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 5. MÙA XUÂN CHÍN

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- HS cần nhận diện và phân tích được giá trị thẩm mĩ của tổ chức ngôn từ trong thơ bao gồm: nhịp điệu, nhạc điệu, các cách kết hợp từ ngữ độc đáo.

- HS hình thành được ý niệm về thơ hiện đại trong sự phân biệt với các hình thái thơ ca cổ điển đã giới thiệu trước đó.

- HS biết liên hệ, so sánh các tác phẩm văn học thuộc các truyền thống, các thời kì văn hoá khác nhau.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Em có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà em đã từng đọc? Điều gì khiến em có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1: Đọc văn bản

Em hãy cho biết bố cục của đoạn văn là?

Video trình bày nội dung:

- Bố cục:

+ Phần 1: 2 khổ đầu: khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân

+ Phần 2: 2 khổ cuối: tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữ tình

Nội dung 2:  Tác giả, tác phẩm

Theo em, phong cách sáng tác của bài văn là?

Video trình bày nội dung:

a. Tác giả

- Tên: Hàn Mặc Tử, tên thật Nguyễn Trọng Trí

- Năm sinh – năm mất: 1912-1940

- Quê quán: Quảng Bình

– Cha mất sớm, ông sống với mẹ tại Quy Nhơn.

– Năm 21, tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.

– Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.

– Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.

- Phong cách sáng tác: ngôn ngữ giàu cảm giác mạnh với nhiều hình ảnh độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phóng khoáng, dị kì; thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc cảm xúc được đẩy đến tột cùng.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)

Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời) 

Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên -1938)

b. Tác phẩm

* Phong trào Thơ mới

- Giai đoạn (1932 - 1945), thơ mới đánh dấu sự chấm dứt của mười thế kỉ thơ ca trung đai, đưa thơ Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại.

- Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp, đặc biệt là trào lưu chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng.

- Nội dung: Thơ mới bộc lộ những tình cảm, cảm xúc cũng như ý thức cá tính của con người với nhiều biểu hiện đa dạng, độc đáo.

- Hình thức: Thơ mới là sự đột phá mạnh mẽ khỏi những nguyên tắc thi pháp chi phối mười thế kỉ thơ trung đại Việt Nam. Câu thơ và các phương thức gieo vần, ngắt nhịp, tạo nhạc điệu trở nên linh hoạt, tự do hơn. Hình ảnh thơ thể hiện rõ nét dấu ấn chủ quan trong cách nhà thơ quan sát, cảm nhận và tưởng tượng về thế giới.

………..

Nội dung video bài 2: Mùa xuân chín còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác