Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 2: Chùm thơ hai-cư (haiku) nhật bản

Video giảng Ngữ văn 10 kết nối bài 2: Chùm thơ hai-cư (haiku) nhật bản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 1, 2, 3. CHÙM THƠ HAI-CƯ (HAIKU) NHẬT BẢN

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- HS nhận diện được hình thức thơ hai-cư.

- HS nhận diện và đánh giá được sức hấp dẫn của thơ hai-cư nói riêng, của thơ ca nói chung trên hai phương diện: sức gợi của hình ảnh và của hình thức ngôn từ cô đọng, hàm súc.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Đây là biểu tượng của quốc gia nào?

VĂN BẢN 1, 2, 3. CHÙM THƠ HAI-CƯ (HAIKU) NHẬT BẢN

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1: Thơ Hai-cư

Em hãy cho biết nội dung của bài thơ nói về?

Video trình bày nội dung:

a. Thể thơ:

- Hai cư là một thể thơ truyền thống độc đáo của Nhật Bản (thi quốc), được hình thành từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVII có những thành tựu nổi bật.

- Hình thức: thơ Hai cư thuộc loại ngắn nhất thế giới (cả bài chỉ 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn 5-7-5). Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có một câu thơ.

+ Dòng 1: giới thiệu.

+ Dòng 2: Tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng 3.

+ Dòng 3: Ý thơ kết lại nhưng không rõ ràng, mở ra những suy ngẫm, cảm xúc cho người đọc ngân nga, lan tỏa.

b. Nội dung

- Phản ánh tâm hồn người Nhật - tâm hồn ưa thích hòa nhập với thiên nhiên, vì vậy nội dung thường hướng đến một phong cảnh, một vài sự vật cụ thể, một tứ thơ, một cảm xúc, một suy tư… của người viết.

- Tứ thơ: khơi gợi xúc cảm, suy tư trong một khoảnh khắc hiện tại (quy tắc sử dụng "quý ngữ)

c. Nghệ thuật:

- Thủ pháp tượng trưng:

+ Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc, hàm súc nghệ thuật khơi gợi chứ không phải là hàm xúc của châm ngôn, triết lý, thiên nhiên. Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị bình thường của thiên nhiên.

+ Thấm đẫm tinh thần Thiền tông (Phật giáo) và tinh thần văn hóa phương Đông.

- Ngôn ngữ: thiên về gợi, đa nghĩa.

2. Đọc văn bản

Nội dung 2: Tác giả, tác phẩm

Em hãy cho biết tác giả của tác phẩm là ai?

Video trình bày nội dung:

a. Mát-chư-ô Ba-sô (1644 - 1694)

- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật

- Ông là người có công lớn trong việc hoàn thiện thơ hai-cư, đưa nó trở thành thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản

b. Chi-ô (1703 - 1775)

-  Là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư.

- Trước bà, thơ hai-cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng

- Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích

c. Cô-ba-y-a-si Ít-sa (1763 - 1828)

- Là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo

- Ông còn là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai-cư do chính ông sáng tác.

………..

Nội dung video bài 2: Chùm thơ Hai – cư Nhật Bản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác