Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 30 Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 30 Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 30: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Cách thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật
- Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
- Cách cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Các bài tập trắc nghiệm luyện tập
KHỞI ĐỘNG
Em hãy cho biết cây lúa có vai trò gì đối với chuỗi thức ăn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật
* HĐ 1.1
+ Thức ăn của động vật và con người được lấy từ đâu?
+ Các bộ phận nào của cây ngô có thể được dùng làm thức ăn cho con người và động vật?
Video trình bày nội dung:
Gần như tất cả các bộ phận của thực vật đều có thể dùng làm thức ăn cho người và động vật.
* HĐ 1.2
+ “Thức ăn” của cây lúa trong hình là gì?
+ Thức ăn của gà và cáo là gì?
2. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
* HĐ 2.1
+ Đặc điểm chung của ba chuỗi thức ăn trên là gì?
+ Tại sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?
+ Kể một số chuỗi thức ăn khác mà em biết có thực vật đứng đầu chuỗi.
3. Cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
* HĐ 3.1
+ Nếu khoai tây (nguồn thức ăn của chuột) bị mất mùa sẽ gây tác động gì đến số lượng chuột và rắn?
+ Nếu số lượng rắn trong chuỗi thức ăn giảm mạnh do con người khai thác quá mức thì số lượng chuột và khoai tây thay đổi như thế nào?
+ Hãy nhận xét về vai trò của thực vật, động vật đối với sự cân bằng chuỗi thức ăn.
Video trình bày nội dung:
Trong chuỗi thức ăn, khi một sinh vật nào đó bị suy giảm số lượng sẽ dẫn đến làm giảm số lượng của sinh vật ăn nó. Điều này có thể dẫn đến phá hủy toàn bộ chuỗi thức ăn.
* HĐ 3.2
+ Hoạt động nào của con người trong 3 hoạt động (1, 2 và 3) ít gây hậu quả xấu, hoạt động đánh bắt nào gây hậu quả xấu và lâu dài đến chuỗi thức ăn?
+ Hoạt động nào trong 3 hoạt động trên có thể gây mất cân bằng chuỗi thức ăn?
+ Đặt tên cho bức tranh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là
A. Lưới dinh dưỡng.
B. Tháp dinh dưỡng.
C. Chuỗi thức ăn.
D. Vi sinh vật.
Câu 2: Cỏ là thức ăn của?
A. Hầu hết các côn trùng
B. Một số loài gia súc
C. Một số loài gia cầm
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Đâu là các loại thức ăn thuộc nhóm rau củ?
A. Cà chua, trứng, lạc, ngô.
B. Cà chua, cải bắp, súp lơ, rau muống.
C. Hạnh nhân, rau muống, ngô.
D. Gạo, ngô, khoai tây, khoai lang.
Câu 4: Điền vào chỗ chấm
"Trong tự nhiên, khi số lượng sinh vật của một …(1)… trong chuỗi thức ăn tăng hoặc giảm quá mức sẽ làm chuỗi thức ăn đó bị …(2)…"
A. (1) cân bằng, (2) mắt xích.
B. (1) mắt xích, (2) cân bằng.
C. (1) mất cân bằng, (2) mắt xích.
D. (1) mắt xích, (2) mất cân bằng.
Câu 5: Để giữ cân bằng chuỗi thức ăn, ta không nên
A. Giữ bầu không khí trong lành.
B. Giữ môi trường trong sạch.
C. Không khai thác quá mức một loài sinh vật.
D. Săn bắn động vật hoang dã.
Video trình bày nội dung:
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: D
Nội dung video Bài 30: “Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.